nàng (tức con chuột bạch) là Hồ sinh với giọng kính phục :
Sao bằng đình chủ thiếp nay,
Ba gian thảo xá tháng ngày tiêu dao.
Chẳng lo đuổi thỏ săn hươu,
Rồng con uốn khúc ở ao đợi thì.
Tác giả Trinh Thử tự xem là rồng và xem Hồ Quí Ly là kẻ xấu xa đê
tiện, hiểu biết thiển cận như ếch ngồi đáy giếng !
Đó là hình bóng Hồ Quí Ly dưới mắt những kẻ đồng thời ông.
Gần hết các nhà viết sử, sử thần cũng như sử gia, đều xem Hồ Quí Ly là
kẻ gian tà, nịnh thần cướp ngôi.
Cho đến học giả Trần Trọng Kim, tác giả Việt Nam Sử Lược, một
quyển sử căn bản của môn Việt Sử ở các trường học từ mấy chục năm nay,
cũng đã nhận xét thật gay gắt về Hồ Quí Ly
: « Nghệ Tông là ông vua rất
tầm thường : chí khí đã không có, trí lực cũng kém hèn, để cho kẻ gian thần
lừa đảo, ghết hại cả con cháu họ hàng, xa bỏ những kẻ trung thần nghĩa sĩ,
cứ yêu dùng một Quí Ly, cho được quyền thế, đến nỗi làm xiêu đổ cơ nghiệp
nhà Trần. »
Trong thiên khảo cứu NAM SỬ LIỆT TRUYỆN, đăng ở tạp chí NAM
PHONG (Hà Nội) số I00, ông Lê Thúc Thông viết
: « Xem Quí Ly đương
buổi Tây Lịch I4II, khi ấy các nước Âu Châu chưa đến trình độ bán khai mà
nước ta đã có Quí Ly, bày đặt các việc, trước đã khêu đèn văn minh, phỏng
Bá Kỳ chẳng đưa quân Minh về trở ngạnh để cho Quí Ly hết sức kinh lý
giang sơn, trùng tân nhật nguyệt, nước ta hẳn kéo cờ văn minh, thủ xuất
trước các nước ở Á Châu… »
Trong Việt Nam Cổ Văn Học Sử (do nhà Hàn Thuyên, Hà Nội xuất bản
năm I942), ông Nguyễn Đổng Chi cũng viết :
« Tư tưởng và hành vi của nhà độc tài ấy có thể sánh với Vương An
Thạch (I02I-I086) đời Tống bên Tàu. Vương cũng có một độ bài xích những
lối học huấn hổ và chú sở của tiên nho, cùng là chủ trương những vấn đề cải
lương Trung Quốc. Họ Hồ đã chịu mạnh cái tinh thần đó nên quyết tâm mở