giáng xuống làm công chúa rồi đem chị của Chiêu Thánh tức là vợ Trần
Liễu lên làm hoàng hậu, vì bà này đã có thai ba tháng.
Những hành động nầy gây phẫn uất trong đám triều thần nhà Lý và làm
dư luận nhân dân xôn xao. Nhiều cuộc nổi loạn đã nổ bùng nhưng Thủ Độ
dẹp yên hoặc dàn xếp đâu vào đó.
Thủ Độ là kẻ đại gian ác đối với nhà Lý, có những hành động thương
luân bại lý chưa từng thấy trong lịch sử, nhưng lại là một khai quốc đại công
thần của Trần triều. Tuy nhiên, nhờ sự chỉnh đốn mọi việc trong nước của
ông mà Việt Nam trở nên cường thịnh, đủ sức chống lại đoàn quân Mông Cổ
vô địch thế giới lúc bấy giờ. Thế là đối với quốc gia, ông cũng là bực đại
công thần.
Trong một quốc gia mà trình độ chánh trị của nhân dân hãy còn quá
thấp kém, dư luận nhân dân chưa đủ sức làm cho bạo quyền kính nể, lực
lượng nhân dân nếu thiếu sự lãnh đạo của những cá nhân xuất sắc thì không
chế ngự nỗi áp lực của độc tài, chuyên chế. Hơn nữa, nhân tâm còn bị chi
phối bởi ảnh hưởng của đẳng cấp nho sĩ, lúc nào cũng là công cụ của một
chính quyền vững chải.
Muốn đem tài ba phụng sự đất nước, người dân chỉ có hai ngã đường :
thi cử hoặc đoạt chính quyền bằng võ lực.
Thi cử thì phải hoà mình với nền học cử nghiệp khắt khe và vô ích. Đậu
xong lại phải khòm lưng leo từng nấc thang, vài ba mươi năm nếu suông sẻ,
khôn ngoan, dễ dạy mới nắm được một địa vị then chốt trong guồng máy
chính quyền hầu thi thố tài năng. Gặp thời hôn quân, quyền thần tham bạo,
thì đành mai một tài danh nếu chưa mất mạng oan uổng !
Những kẻ hiên ngang tài tuấn chỉ còn lại một con đường : lật đổ chế độ
thối nát bằng võ lực hay bằng quyền lực, trong khi dư luận cũng như lực
lượng nhân dân, tự nó, không thể chủ động việc cứu nước được.
Thủ Độ đã dùng quyền lực cướp ngôi nhà Lý và không chừa một
phương tiện tàn ác, vô luân nào cả để củng cố ngôi nhà Trần. Nhưng Thủ Độ
thành công vì có tài và có đầy đủ thì giờ chấn chỉnh quốc gia, gây nên hành