cử nhân là làm « ông », thạc sĩ, tiến sĩ là danh vang toàn quốc tha hồ ăn trên
ngồi trước. Thạc sĩ Phạm Duy Khiêm, thạc sĩ Hoàng Xuân Hãn, thạc sĩ
Ngụy Như Kontum… nghè Nguyễn Mạnh Tường, nghè Trần Văn Giáp,
nghè Nguyễn Văn Huyên… học vấn uyên thâm thế nào, người bình dân chỉ
biết lờ mờ, nhưng ai nghe tên cũng kính trọng.
Người ta mê bằng cấp đến nỗi các cô gái Hà Nội bảo nhau « phi cao
đẳng bất thành phu phụ », có nghĩa rằng nếu thanh niên mà không lọt nỗi
vào một trường cao đẳng hay phân khoa đại học nào, thì dầu hiền đức đến
đâu, hiểu biết rộng rãi hơn cả ông Thạc, ông Nghè, cũng đừng mong rớ đến
cái móng chân của các cô !
Tinh thần chuộng bằng cấp, thích làm quan của dân ta hiện đã bớt đi
nhiều vì các điều kiện kinh tế đang đổi khác nhưng cũng vẫn còn. Tú, cử,
cao học ngày nay đã khá đông, nên giá trị trước mắt người dân cũng mất độ
năm chục phần trăm, thạc sĩ, tiến sĩ, kỹ sư đều đi làm mướn, dầu « làm việc
nhà nước », và chỉ trông vào số lương thì không đủ sống ! Do đó, không còn
vấn đề « phi cao đẳng » nữa. Làm quan to thì cũng còn được thèm thuồng
lắm. Vì vậy mà thời cách mạng thì ta có « quan cách mạng » khá hống hách
; thời dân chủ thì ta có « quan dân cử » cũng oai vệ lắm ! Đa số dân biểu,
nghị sĩ trước khi nghĩ mình là người đại diện dân, phải lo bảo vệ quyền lợi
dân, thì lại nghĩ mình ngang hàng với thứ trưởng, bộ trưởng theo nghi lễ, và
muốn được mọi người đối xử với mình như vậy !
Điểm qua tâm lý ấy, thì ta thấy rằng ở cuối thế kỷ I4, một người muốn
đem tài năng mình thay đổi cả vận mạng quốc gia dân tộc thì phải tham gia
chính quyền.
Là một nhà trí thức thượng thặng, Quí Ly lại không xuất thân từ chân
khoa mục, mà mở đầu hoạn lộ vào tháng năm năm Tân Hợi (I37I) với chức
Chỉ hậu chánh trưởng, một chức quan trong nội điện dưới đời Nghệ Tông,
lúc ông vua này lên ngôi độ một năm, vì Quí Ly cũng là hoàng thân quốc
thích, anh em cô cậu với Nghệ Tông. Tuy nhiên, sử liệu không đầy đủ để
chứng minh rành rẽ gốc tích của ông.