« Cái học thuở xưa thoạt kỳ thuỷ không vụ hư danh, nhưng về sau cái ý
nghĩa của sự học đã sai lạc đi dần dần.
« Ngày xưa, ông Đào Duy Từ (I572-I634), một bực túc nho nạn nhân
của thành kiến « xướng ca vô loại », không được đi thi chỉ vì mình là con
nhà phường chèo, cũng đã kích học cái hư văn. Ông phân biệt « nho quân tử
» và « nho tiểu nhân » như sau :
« Nho quân tử là người trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý, giữa thấu
việc đời, biết đạo ngũ luân, biết cách cứu dân giúp nước, hòng lập công danh
trong một thời, lưu sự nghiệp về muôn thở, khiến cho tiếng tăm sau này lừng
lẫy như là Y Doãn nhà Thương, Thái Công nhà Chu, Võ Hầu nhà Hán.
« Còn nho tiểu nhân thì chỉ biết học như vẹt, tìm từng chương, dò từng
câu, mua danh, mua lợi, khoe khoang câu văn ngòi bút, hóm hỉnh cái giọng
cười giăng cợt gió, không còn biết ý chí thánh hiền, đạo nghĩa vua tôi. Nếu
có được xuất chính thì chỉ mưu xoay cho no vợ ấm con, không quản gì mọt
dân hại nước. Lại may ra có quyền hành trong tay, được lo tính việc nước,
mà nếu gặp việc khó khăn thì chỉ biết ngồi mà thở dài, lo nghĩ viễn vong, trí
lực lờ mờ, ngây như tượng gỗ, chẳng khác gì bọn An Bạc, Vương Diễn đời
nhà Tần, Tần Cối, Giả Tự Đạo ở đời nhà Tống… »
Những bậc danh nho chính nhân quân tử thời xưa cũng như nhiều nhà
thâm nho ngày nay đều nhìn nhận có sự chuộng hư danh trong đẳng cấp nho
sĩ của ta.
Đẳng cấp nho sĩ vốn là công cụ của chánh quyền, nên chánh quyền
cũng đặc biệt ưu đãi họ, nào miễn sưu thuế, tự do giáo dục đến cấp bậc đại
học, cử nhân đã được ban áo mão và bổ nhiệm làm quan ngay, ông Nghè,
ông Thám, Bảng nhãn, Trạng nguyên thì cờ biển vinh qui : « Võng anh đi
trước, võng nàng theo sau ».
Cuộc vinh qui bái tổ được chánh quyền cho tổ chức với tính cách quảng
cáo rầm rộ, có lính mặc sắc phục tiền hô hậu ủng, trống khua, nhạc trổi. Dọc
đường, từ tỉnh nọ tới tỉnh kia, từ làng này sang làng khác, lại được các hàng
văn thân gồm những nho sĩ chưa đỗ đại khoa, chưa làm quan, sắp hàng với