HỒ QUÝ LY - NHÂN VẬT LỖI LẠC NHẤT THỜI ĐẠI - Trang 43

« Ăn phải cái tư tưởng ấy từ bé, người mình đổ xô cả vào một đường

hiếu thượng, đi học, thi đỗ, làm quan rồi… tự mãn, tự túc, tự cao, tự đại ! »

« Hiếu thượng ấy phải chăng đã đưa nước ta đến bước « văn nhược »,

rồi kết quả đi chung một đường lầm lạc như nước Chi-na, đến nỗi chác lấy
câu phê bình này của người ngoại quốc :

« Độc Mạnh Tử phú cường chi thư nhi vị thường bất thái ư kim nhật

chi Chi-na dã ! Câu ấy có nghĩa là : đọc MẠNH TỬ là sách chú trọng về
thuật phú cường, thế mà không khỏi thở dài cho nước Chi-na ngày nay !

« Này, mở đầu cuốn Mạnh Tử, ta thấy nhà hiền giả Mạnh Kha nói ngay

đến thuật phú cường, khuyên người ta phải chú trọng đến thuật nông tang,
đừng làm lỗi mùa làm ruộng, đừng làm lỡ lứa sinh nở của loài gà mái, chó
cái, lợn sề, khiến cho trong nước ai ai cũng được no cơm ấm áo. Đó là
những phương thuật cốt yếu cần phải thực hành nếu muốn dân giàu, nước
mạnh.

« Nhưng vì sao học lầm và hiểu sai, nên ta cũng như Tàu chỉ đua nhau

theo đuổi mạt học là từ chương khoa cử, quên hẳn cái học căn bản có thể
đưa quốc gia đến chốn vũ đài hùng cường ; vì thế mới bị người ngoài phê
bình như vậy. »

Đến cụ Phó bảng Bùi Kỷ, giáo sư Hán học trường Đại học Đông

Dương, một bực đại khoa của cửa Khổng sân Trình cũng phải nói

17

:

« Ta không trách bọn học mới là bọn chỉ cốt lấy văn bằng, hơn hai ba

trăm năm về trước đây, phần nhiều phái nho học cũng như thế cả.

« Vậy cái suy là suy từ cũ rồi đến bây giờ mới suy. Lỗi là ở cái cũ nó

truyền nhiễm sang, chứ không phải cái mới có lỗi.

« Tinh thần Hán học của ta đã mất từ lâu… Cái tập quán ấy truyền từ

đời nọ sang đời kia cho đến ngày nay…

« Chưa có phong trào Âu học tràn sang đây, mình đã dở rồi còn nói gì

ngày nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.