Ngay quyển NAM ÔNG MỘNG LỤC của Lê Trừng, tức Hồ Nguyên
Trừng, con cả của Hồ Quí Ly cũng không nói rõ.
Hồ Nguyên Trừng nguyên là tả tướng quốc đời Hồ. Khi quân Minh diệt
xong nhà Hồ, thì Nguyên Trừng bị bọn Lý Bảo bắt được ở cửa biển Kỳ La,
đưa về Kim Lăng vào năm Hưng Khánh (I407). Ông soạn sách NAM ÔNG
MỘNG LỤC vào năm Chánh Thống thứ ba (I438) khi làm chức tả thị lang ở
bộ Công bên Trung Quốc, và xuất bản ở Trung Hoa. Đó là một quyển sách
chứa đựng những sử liệu quí báu, nhất là về triều Hồ, nhưng về Hồ Quí Ly
cũng chỉ chép rằng bà tổ của Hồ Quí Ly là con Nguyên Thánh Huấn, một
nhà văn học tên tuổi đời Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Tháng chạp
năm Bảo Phủ thứ hai (I274) Nguyên Thánh Huấn và Nguyễn Sĩ Cố làm nội
thị học sĩ, đọc sách với Thái Tử Khâm, tức vua Nhân Tông, do thiếu sư Lê
Phụ Trần làm giáo thụ. Nguyên Thánh Huấn sau làm đến chức Trung thư thị
lang, nổi tiếng văn thơ, được người đời tặng biệt danh là Nam Phương thi tổ.
Quí Ly có hai người cô lấy vua Minh Tông là con quan thái y Phạm Công
Bân. Căn cứ vào sách NAM ÔNG MỘNG LỤC của Hồ Nguyên Trừng thì
Hồ Quí Ly sanh ra từ một gia đình quyền quí.
Xuất thân là một viên quan hầu trong cung điện dưới đời Nghệ Tông,
nhưng chất chứa trong đầu một chương trình tế thế an bang sáng chói nhứt
thế kỷ, lẽ tất nhiên Hồ Quí Ly phải cố gắng trèo lên các bực thang danh
vọng để có đủ quyền hành thực hiện mộng ước, thể theo tâm lý quần chúng
Việt Nam, và cũng vì không còn con đường nào khác hơn nữa.
Và có lẽ Nghệ Tông cũng đã nhìn thấy ở Quí Ly một chân tài thực học,
nên hết sức tin dùng nể trọng. Hồ Quí Ly đã đem hết tâm trí phục vụ đất
nước suốt 27 năm hoạt động chánh trị, thực hiện được những cải cách sâu
rộng có thể đưa nước Việt Nam đến một tương lai rực rỡ.
Tuy nhiên, đẳng cấp quí tộc và đẳng cấp nho sĩ, – vì quyền lợi riêng tư
của đám tôn thất bị đụng chạm, vì óc công thần và thiển cận, các ông quan
to không muốn thấy vua bị lấn quyền, cấu kết nhau toan nhiều lần sát hại
Quí Ly.