THUYỀN THEO LỐI MỚI, GỌI LÀ THUYỀN CỔ LÂU, thứ thuyền lớn
đóng bằng sắt, ở trên có sàn đi, ở dưới cứ hai người chèo cho chống một
dầm, rất tiện việc chiến đấu (I405-I406).
Quí Ly đặt bốn kho quân khí tức là xưởng công binh, tuyển thợ để chế
tạo khí giới.
Một trong những thứ khí giới thuộc chương trình cải cách quân sự của
Hồ Quí Ly là THẦN CƠ HOẢ SANG
mà ông Hoa Bằng Hoàng Thúc
Trâm nghĩ rằng đó là loại súng HỎA MAI, do chính con cả của Hồ Quí Ly
là Hồ Nguyên Trừng chế tạo dưới triều Hồ (I400-I407).
Đây là một phát kiến mới mẻ nhất thời bấy giờ.
Cuối thế kỷ I4 đầu thế kỷ I5, trong các cuộc chiến tranh trên thế giới,
khí giới cá nhân của quân sĩ là gươm giáo. Nếu họ Hồ giữ ngôi được vài ba
mươi năm nữa thôi để có thì giờ chỉnh đốn mọi việc trong nước, hoàn thiện
và chế tạo được thật nhiều súng THẦN CƠ HOẢ SANG với đạn dược đầy
đủ, thì quân đội Việt Nam đã hùng mạnh nhất Á đông. Ngoài ra, với tư
tưởng và chánh sách tiến bộ của Hồ Quí Ly, khi triều đại đã vững vàng, sẽ
nảy sanh những thế hệ mới đầy dẫy nhân tài.
Một thí dụ điển hình là nếu Trần Thủ Độ không cướp ngôi nhà Lý cho
họ Trần, thì chưa chắc Việt Nam đã có những chiến lược gia thượng thặng,
những đại tướng sáng chói như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Trần
Quốc Toản, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư v.v… Huống
chi các con của Quí Ly như Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương đều là
những bực nhân tài xuất chúng, có thể cùng cha xây dựng một nước Việt
hùng cường nếu trình độ giác ngộ chính trị của các từng lớp nhân dân không
quá thấp kém.
Hồ Quí Ly là người thấy xa, hiểu rộng, biết rằng không sớm thì muộn
nhà Minh cũng mang quân xâm lược nên nỗ lực về quân sự để đương đầu
với một cuộc chiến tranh không thể tránh. Khi được toàn quyền hành động
(I400) Quí Ly càng ráo riết cải tổ quân đội để kịp chống ngoại xâm. Ông