thường than với quần thần : « Làm thế nào có nổi trăm vạn quân để chống
với giặc Bắc ? », chứng tỏ ông nhận định thời cuộc rất đúng.
Cuộc cải cách quân sự của Quí Ly cũng đã mang lại những kết quả
trông thấy qua các cuộc đụng độ với quân Chàm do ông vua anh hùng Chế
Bồng Nga chỉ huy.
Quân Chiêm đã bao lần vào tận Thăng Long như chỗ không người, tha
hồ cướp phá, đốt sạch cung điện, thế mà năm Canh Thân, khi họ kéo quân
khuấy rối mấy tỉnh đàng trong, Quí Ly thống lãnh thuỷ quân đã đại thắng
được họ ở Ngu Giang, Chế Bồng Nga phải bỏ chạy. Năm Canh Ngọ (I390),
Chế Bồng Nga rầm rộ đưa hàng trăm chiến thuyền sang xâm phạm lãnh thổ
Việt Nam, đã bị Trần Khát Chân dùng súng cộng đồng, tập trung hoả lực bắn
xả vào soái thuyền, làm Chế Bồng Nga trúng đạn bỏ mạng, trên giòng
Hoàng giang. Quân Chiêm từ đó mất hết nhuệ khí, không còn dám khinh
thường dân quân Việt như trước nữa.
Người xưa thường nói : « Chớ nên đem thành bại mà luận anh hùng »,
rất đúng với trường hợp Hồ Quí Ly.
Ngô Quyền thắng quân Nam Hán, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt phạt
Tống, Hưng đạo Vương bình Nguyên, đó là những bậc đại anh hùng, những
cá nhân xuất sắc, dụng binh như thần. Nhưng tướng giỏi mà không binh
hùng thì tướng cũng vô dụng. Tướng giỏi, binh hùng mà nhân dân không
ủng hộ hết lòng cũng khó mà lập nên công trận.
Sau Hai Bà Trưng dựng cờ độc lập, Ngô Quyền mới thực sự là người
dựng nước. Vốn là bậc anh hùng, « mặt mũi khôi ngô, mắt như điện (chớp),
dáng đi khoan thai như hổ ; có trí dũng, sức có thể nhắc vạc tay không »
,
Ngô Quyền khởi binh vào tháng I2 năm Mậu tuất (938), có đầy đủ chánh
nghĩa, cho nên khi Kiều Công Tiễn cầu cứu với quân Nam Hán cõng rắn cắn
gà nhà, ông giết được Công Tiễn làm nhân dân đều hài lòng.
Công Tiễn chết, Hoằng Tháo không Việt gian làm nội ứng, lại đụng
phải tay kiệt hiệt nên chỉ một trận Bạch đằng bị bắt rồi bị giết chết. Nhờ dân
quân một lòng mà Ngô Quyền làm nên đế nghiệp.