thịnh đạt. Lý Nhân Tông (I072-II27) lên ngôi lại là một ông vua rất hoạt
động, văn trị, võ công đều hiển hách.
Nhận thấy Tống triều với đại chánh trị gia Vương An Thạch đang lo
tiến quân sang đánh Việt Nam, Lý Nhân Tông ra tay trước sai Lý Thường
Kiệt đem quân Bắc phạt.
Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem binh hơn I0 vạn tiến theo 3 đường
sang đánh Trung Quốc. Ngày I0 tháng chạp (I8-I-I076) đại quân Việt Nam
bao vây thành Ung châu, giết Tống quân khoảng 8000
, chém đầu Đô giám
Trương Thủ Tiết, vào thành giết khoảng 58000 người.
Bình luận việc này, sử thần Ngô thì Sỉ viết : « Ôi ! Ra trận đường
hoàng, ngọn cờ chính đáng, I0 vạn quân hoành hành đi sâu vào nơi đất
khách, phá dân chúng 3 châu như bẻ củi khô, ở trong cõi thì không ai dám
đấu mũi nhọn, đem quân về cũng chẳng có bọn nào theo sau : dụng binh như
thế, chẳng phải là việc ít có của nước ta ư ? Cho nên tôi bảo trận đánh Ung
Liêm nầy là vụ công thứ nhứt từ xưa đến nay (ĐẠI VIỆT SỬ KÝ BẢN KỶ,
quyển 3, tờ a-b) ».
Một vị Đại tướng oanh liệt như vậy, mà khi Quách Quỳ kéo quân sang
(Tống quân khởi hành từ tháng 2 năm Bính Thìn-I076), họp với quân Chiêm
Thành và Chân Lạp chia đường đánh vào nước ta, Lý Thường Kiệt phải
dùng tâm lý chiến khích lệ tinh thần dân quân, cho người lén vào đền
Trường-hát bên sông thét ra 4 câu thơ danh tiếng mà mọi người chúng ta đều
biết, khởi đầu bằng « Nam quốc sơn hà Nam đế cư… ». Như vậy, danh
tướng Lý Thường Kiệt vẫn phải chú trọng đến lòng dân, lòng quân, nhờ vậy
mà chận được quân ba nước, giữ vững nền độc lập.
Đến đời Trần, ngay từ lúc mở triều, Trần-Thủ-Độ dầu tàn ác đối với họ
Lý, lại tỏ ra trọng dân, thực thi những biện pháp có tính cách dân chủ từ hạ
tầng đến thượng tầng cơ sở. Các ông vua đầu triều cũng là những đấng minh
quân, anh hùng xuất chúng, chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo nên luôn
luôn tỏ ra tôn trọng ý dân.