Những cải cách của Trần Thủ Độ và của các ông vua đầu triều đã nâng
cao mức sống của nhân dân, nâng cao dân trí, giúp họ có một trình độ giác
ngộ quyền lợi quốc gia cao độ, sẵn sàng và hăng hái cộng tác với chánh
quyền và quân đội trong việc chống xâm lăng. Nhờ đó mà các chiến lược
gia, các tướng lãnh thượng thặng mới chiến thắng được đoàn quân tàn bạo,
vô địch thế giới lúc bấy giờ.
Ta thử đọc đoạn này trong quyển « L’Empire Mongol et Tamerlan »
(Đế quốc Mông cổ và Tamerlan) của Michalt Prawdin mới biết rằng chánh
sách thân dân của Trần Thủ Độ rất cần thiết cho sự thành công của các nhà
lãnh đạo quân sự thời ấy :
« Thế kỷ XIII, Thiết Mộc Chân (Témudjin) đã áp dụng trong nước chế
độ cưỡng bách tòng quân. Đàn ông từ I5 đến 70 tuổi đều chỉ học có nghề
chiến tranh. Việc gia đình nội trợ được giao toàn quyền cho phụ nữ.
« Mộc Chân thiết lập bộ tham mưu, dựng trường quân sự, tổ chức các
hệ thống thông tin để cho các đạo quân dù ở cách xa mấy ngàn cây số cũng
liên lạc với nhau một cách mật thiết và nhanh chóng.
« Không ai ngờ với đạo quân kỵ 200.000 người, Mộc Chân đã vượt
Vạn Lý Trường Thành. Mộc Chân đã huấn luyện bộ đội, cách hãm và phá
thành… Bộ đội ấy đã luyện tập và trang bị đầy đủ để qua những sa mạc
mênh mông, vượt qua những núi cao có đến 7.000 thước. Thời bấy giờ
không có một đoàn quân nào có thể đương đầu với quân Mông Cổ. Với
chiến thuật cao siêu, mưu lược bao vây và đánh quân địch nhanh chóng,
quân Mông Cổ, dưới quyền chỉ huy của Đại tướng Tốc-Bất-Thái (Soubotai)
đã đánh tan đạo quân Hồi giáo mạnh mẽ và cứ thế mà tràn sang tận Nga-La-
Tư (Russie). Lá quốc kỳ của họ (màu trắng có hình chim ưng và bên cạnh có
đính chín cái đuôi trâu) đã bay từ Á sang Âu, tàn sát sinh mạng và phá hủy
thành trì không biết bao nhiêu mà kể. Quân Mông Cổ đi đến đâu là gieo
khủng khiếp đến đấy. »
Vào thế kỷ I3, đế quốc Mông Cổ chiếm một diện tích từ Á sang Âu
bằng phân nửa thế giới !