ở đất Thái Nguyên để phá quân Tống ; đó lại là một thời khác hẳn. Sang tới
triều Lý, quân Tống sang phạm nước ta, vua sai ông Lý Thường Kiệt đồn
quân ở Mã Lĩnh, đánh giữ châu Khâm, châu Liêm, quân hùng tướng mạnh ;
đó là một thế có thể tấn công.
« Dần dà đến triều nhà Trần ta đây, quân Nguyên rầm rộ, 4 mặt bao
vây, may mà vua tôi cùng lòng cùng dạ, anh em trên thuận dưới hòa, ai nấy
đều hết sức chống quân thù, vì thế cho nên mới thu được thành công rực rỡ.
Đại để, quân giặc sở thị ở trận dài, ta đây lại dùng trận ngắn, đem ngắn
chống dài, cái phép dùng binh vẫn thường như thế.
« Thảng hoặc đại quân của giặc tới nơi, như vũ như bão, dường ấy ta
càng dễ xoay. Nhưng nếu chúng lại giữ mức tầm ăn rỗi, cứ tiến dần dần,
không tham lam cũng không cướp bóc, như thế mới khó cho ta. Vậy ta chỉ
nên kén chọn lấy tay lương tướng, dò xem tình thế mà liệu bề quyền biến,
khác nào như thuật đánh cờ, phải tùy cơ ứng biến. Dùng binh cần phải dụng
tâm, sao cho như thể cha con trong một nhà, như thế mới có thể đứng ra
chiến đấu với người. Tóm lại, trong lúc bình thời ta phải khoan hồng, DÈ
DẶT SỨC DÂN, đặt vững cái nền tảng sâu chặt của ta, như thế mới là
thượng sách phòng giữ nước nhà… »
Nhờ quan niệm về dân, quân như vậy mà Hưng Đạo Vương làm nên sự
nghiệp vĩ đại, để danh lại ngàn sau. Tên tuổi vương vang lừng các lân bang,
cả Nguyên sử cũng chép : « dù mang hận chiến bại, nhưng người Nguyên
cũng kiêng tên húy của ngài, chỉ gọi ngài là Hưng Đạo Vương. »
Theo báo KIẾN QUỐC số I, ngày II tháng I0 năm I949, thì dân Trung
Hoa ở Quảng tây từ trước tới giờ thường hay dọa trẻ quấy khóc bằng bốn
tiếng « Hính-tàu-Tài-wòng », tức Hưng Đạo Đại vương
. Nhiều khi họ còn
viết bốn chữ ấy vào giấy đỏ dán ở đầu giường trẻ em nằm để trấn át cho trẻ
khỏi khóc đêm nữa.
Hồ Quí Ly không là một Đại tướng kỳ tài như Ngô Quyền, Lý Thường
Kiệt, Trần Quốc Tuấn, mà là một chánh trị gia thật tiến bộ, cực thông minh,