HỒ QUÝ LY - NHÂN VẬT LỖI LẠC NHẤT THỜI ĐẠI - Trang 78

4. CẢI CÁCH KINH TẾ TÀI CHÁNH ĐIỀN ĐỊA

KINH TẾ TÀI CHÁNH

Hồ Quý Ly xuất chính vào thời vua thì hèn yếu, đẳng cấp quí tộc quá

đông đảo, ăn không ngồi rồi bắt đầu suy sụp, tranh giành quyền lợi kinh tế
với dân, quan lại tham nhũng, giặc cướp khắp nơi. Chánh quyền không đủ
sức bảo vệ an ninh và tài sản nhân dân. Loạn ly, hạn hán gây nên nạn đói ;
chánh quyền cũng không cứu trợ được dân.

Để có lúa giúp dân, chánh quyền phải mở cuộc quyên thóc dưới hình

thức phong tước cho những ai dâng thóc cho nhà nước. Năm Kỷ mão (Long
Khánh thứ ba – I370), vua ra chiếu buộc nhà giàu các lộ phải nộp lúa đổi
tước phẩm.

Năm Đinh Sửu (I397), thương mãi bắt đầu bành trướng mặc dầu nông

nghiệp vẫn là căn bản của nền kinh tế quốc gia. Quí Ly ban hành các đồ đo
lường (cân, thước, đấu, thưng) có tiêu chuẩn nhất định để chấn chỉnh việc
mua bán trong nhân dân. Ông đặt ra chức giám thị để kiểm soát sự mua bán
và ban hành các điều luật thương mãi, cấm dân chúng tự ý tăng giá hàng và
đóng cửa hàng không lý do, mục đích bài trừ nạn đầu cơ, tích trữ, gây khó
khăn cho người tiêu thụ.

Quí Ly nhận thấy hình thức tiền tệ từ trước đến bây giờ là một trở ngại

cho việc phát triển kinh tế.

Chẳng những ở Việt Nam, mà khắp thế giới từ xưa đến cuối thế kỷ I4,

việc thương mãi hay các dịch vụ được trao đổi hoặc bằng hiện vật, rồi tiến
hơn nữa, thì người ta dùng những đỉnh vàng, đỉnh bạc, hoặc tiền bằng vàng,
bằng bạc, bằng đồng, bằng kẽm. Nhiều bộ lạc ở Châu Phi dùng vỏ sò, vỏ ốc
làm tiền.

Việt Nam chúng ta cũng đổi chác nhau hoặc bằng sản vật, bằng vàng,

bạc, và thời Bắc thuộc thì dùng tiền đúc của Trung Quốc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.