Lê Hoàn là Thập đạo tướng quân Điện tiền chỉ huy sứ của Đinh Tiên
Hoàng, một tướng lãnh hiên ngang được triều thần khâm phục. Năm Canh
thìn (980) quân Tống sang xâm lấn, Lê Hoàn được các quan ủng hộ lên
ngôi, vì vua là Đinh Toàn còn quá nhỏ không đủ sức đứng ra chủ trương
kháng địch.
Lúc bấy giờ, Đinh Tiên Hoàng vừa bị hành thích (979) sau I2 năm ở
ngôi, quân đội đã được tập luyện kỹ càng, lại gồm toàn quân sĩ thiện chiến
sau những cuộc đánh dẹp các sứ quân.
Giặc đã ở trước mặt, trong nước lại không có những lực lượng phản
động, nên nhân dân chỉ sợ giặc, đồng lòng giúp Lê Hoàn đánh Tống. Một
điều đáng chú ý là thời ấy, giới nho sĩ chưa có, vì mãi đến năm Đinh vị
(I007) Lê Long Đĩnh con Lê Hoàn, mới sai em là Minh Xương cùng với
Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã đem bạch tê biếu nhà Tống, rồi xin 9
kinh : Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân thu, Hiếu Kinh,
Luận ngữ, Mạnh tử và Chu lễ, thêm kinh Đại tạng của nhà Phật (chữ Phạn là
Tripitaka)
. Từ đó mới tổ chức việc học. Vì vậy mà nhân dân chưa có thành
kiến quá gắt gao với việc Lê Hoàn soán ngôi nhà Đinh.
Đánh luôn mấy trận, Lê Hoàn thắng lớn, bắt được cả tướng giặc. Thế là
ông được nhân dân nhiệt liệt hoan nghinh. Dẹp xong quân Tống ông đánh
luôn Chiêm Thành (982), bắt hàng trăm cung nữ thu nhặt vàng bạc châu
ngọc, san phẳng thành trì rồi trở về kinh đô tức Hoa Lư.
Khi làm vua, Lê Hoàn tỏ ra là một đấng minh quân, một nhà cai trị giỏi,
một nhà ngoại giao cương nhu đầy đủ, tánh khí lại cang cường, đánh cả sứ
Tàu
, nên cả triều Tống đều phải kiêng nể. Được một ông vua như vậy, tất
nhiên dân ta phải hãnh diện.
Nhờ những kinh nghiệm chánh trị, kinh tế, ngoại giao của các triều
Ngô, Đinh, Tiền Lê, nhà Lý đã tổ chức quốc gia thật qui củ, bành trướng
Phật giáo và Khổng học, làm cho quốc gia thật hùng cường. Các vua Lý
Thái Tổ (I0I0-I028), Lý Thái Tông (I028-I054), Lý Thánh Tông (I054-I072)
đều là những bậc anh quân, mở mang bờ cõi về phương nam, nước nhà rất