hộ trong một ngôi nhà ở Toumelle, ông ta cũng là Bouvet.
Tôi bèn đi trước bọn chúng nhằm báo tin và khuyên ông ta chạy trốn.
Tới thăm bà gác cổng, tôi bị bà ta coi như là một tên Đức do kiểu cắt tóc
ngắn của tôi. Tôi yên tâm khi biết ông ta không ở Paris, chắc hẳn ông đã ra
vùng tự do. Hai hoặc ba ngày sau, đến lượt chúng, bọn Gestapo tới khám
xét căn hộ của ông ta ở phố Toumelle.
— Chiến tranh kết thúc, Intellience Service có săn sóc ông Bouvet
không?
— Để làm gì? Tôi đã làm một báo cáo trình thủ trưởng của mình. Sau đó
tôi làm nhiều việc khác nhau ở nước Đức trong nhiều năm sau sự sụp đổ
của Hitler, Klein và những tên khác bị xử bắn hoặc bị treo cổ. Tôi trở về
Paris lúc này, lúc khác làm nhiều nhiệm vụ khác nhau theo chức năng của
mình.
Ngẫu nhiên bữa nọ tôi thấy ảnh ông ta trên báo. Tôi báo cáo với thủ
trưởng trực tiếp của mình là không nên đưa vấn đề này ra trước các cơ quan
hành chính mà chỉ nên rà soát lại xem ông Bouvet có để lại tài liệu gì có thể
làm các báo chí dựa vào đó mà làm rùm beng lên không? Xin thú nhận với
ông là tôi không thấy tài liệu nào, dù nhỏ, trong căn hộ của ông ta cả.
Sáng hôm nay tôi đã phạm phải một sai lầm là đi qua đấy khiến cho bà
gác cổng can đảm túm lấy tôi như một tên kẻ cắp vậy. Có lẽ bà ấy sẽ thất
vọng khi đọc báo mà không thấy tin tôi bị bắt giữ.
Có tiếng gõ cửa. Ông Giám đốc ra mở khoá.
— Xin lỗi sếp. Tôi tưởng chỉ có một mình sếp.
— Vào đây, Lucas. Đây là việc của anh, về ông Bouvet.
Ông không thể không mỉm cười.
— Một chi tiết mới cần được bổ sung vào bản danh sách của anh:
Corcisco! Và nghề nghiệp: người hầu phòng.
— Có một người vừa đến văn phòng của tôi khai báo là biết rõ ông ta
vào năm 1908 ở Tanger là chủ kinh doanh một quán rượu ở ngoại ô.
— Sẽ còn những người khác nữa. Có thể là có nhiều phụ nữ. Đầu giờ
sáng hôm nay bà Lair đã gọi điện thoại cho tôi.
— Bà ta nói gì?