đã được sửa sang một cách tỉ mỉ để tái hiện lại ông Bouvet qua các thời kỳ.
Bà Lair và ông đại diện pháp luật không mời ông Beaupere cùng đến Sở
Cảnh sát. Sẽ không tế nhị lắm khi có một người như ông Beaupere trong
cuộc gặp gỡ với ông Giám đốc. Từ cửa hàng bán thuốc lá trên phố Francs
Bourgeois, ông Beaupere gọi điện thoại về cho sếp.
— Người em gái của ông Bouvet và người đại diện pháp luật vừa ra khỏi
nhà.
— Ông đã nói chuyện với bà ta chứ? Bà ta là người thế nào.
— Một bà già khác thường.
— Ông còn việc gì phải làm tiếp?
— Tôi còn một bà già trong khu phố cần tìm nếu không ai làm việc này.
—A! Ông làm tiếp đi, ông Beaupere.
Người ta không muốn làm ông phật ý. Vụ án đã đến lúc phải có những
giải pháp cần thiết nên người ta mặc cho viên thanh tra già với bộ mặt khắc
khổ muốn làm gì thì làm.
Như vậy là đủ. Ông Beaupere lại tiếp tục đến các cửa hiệu, gặp các bà
gác cổng, đặt ra cùng một câu hỏi:
— Bà có biết một bà già to béo, mặt xanh xao, mặc bộ đồ đen khá xoàng
xĩnh, đau chân và đi đôi giày vải không?
Người ta nhún vai, hoặc tò mò nhìn ông hoặc chỉ cho ông những bà già
sống trên lầu năm, lầu sáu của ngôi nhà.
Ông đã có những cuộc điều tra tương tự nhưng kéo dài nhiều tuần lễ kể
cả đối với những bà bán hoa, đặc biệt những người có hoa tím, những người
đánh xe ngựa.
Mọi người đều khát, trừ ông Beaupere. Mọi người vội vàng vào quán
rượu, thấm mồ hôi gọi bia hoặc rượu vang trắng với vẻ hài lòng. Các quán
rượu chật ních người và những đứa trẻ nắm lại tay mẹ chúng và ăn những
chiếc kem lạnh buốt.
Cái đã giúp ông, giúp ông trong suốt cuộc đời, là không bao giờ ông thấy
việc làm của mình là vô ích, phù phiếm. Ông là một bánh xe ở vào chỗ
không nhìn thấy được của guồng máy cảnh sát. Ông được cơ quan kính
trọng đối với cá nhân ông và những việc làm của ông. Vợ ông đã giúp đỡ