Có nhiều trường hợp khi quyền tự quyết xung đột với những quyền
khác, quyền lợi cao hơn − quyền lợi của giai cấp lao động − giai cấp lao
động cần đoàn kết để khẳng định sức mạnh của mình. Trong những trường
hợp như vậy − người ta phải xác định rõ − quyền tự quyết không thể và
cũng không bao giờ là vật cản đối với giai cấp lao động trên con đường đấu
tranh thực hiện chuyên chính.
Dựa vào đó, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản xác định rõ quyền lợi tối
cao của giai cấp lao động, và trên hết họ xác định rõ những người cộng sản
Nga sẽ giữ vai trò quyết định xem điều gì là tốt nhất cho các dân tộc không
phải dân tộc Nga. Trên văn bản, Đảng Cộng sản là Đảng Cộng sản Liên
bang nhưng thực tế, nó do Moskva định đoạt. Tháng 3/1918, tại Đại hội
Đảng lần thứ 8, tư tưởng này được cụ thể hóa như sau:
Mọi nghị quyết của Đảng Cộng sản toàn Nga và các cơ quan lãnh đạo
bất luận thuộc tổ chức Đảng của nước cộng hòa nào đều phải được thực
hiện vô điều kiện. Những người cộng sản Latvia, Lithuania và Ukraine
trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng đều có quyền tham gia Đảng bộ địa
phương và đều phải tuyệt đối tuân thủ Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản toàn Nga.
Do vậy, cách tổ chức Đảng không thông qua hai giai đoạn mà chính
quyền vẫn làm: tập trung dân chủ và chuyên chính vô sản. Đảng vận hành
theo cơ chế tập trung dân chủ, thể hiện ở việc nắm quyền của cơ quan trung
ương.
TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ NỀN KINH TẾ
Nền kinh tế hỗn hợp tỏ ra hưng thịnh trong suốt thập niên 1920 và
nhân tố này khiến chủ nghĩa xã hội quay trở lại với chương trình nghị sự.
Nước Nga là một quốc gia đang phát triển, chiếm 80% dân số sinh sống
trên toàn Liên Xô. Để bảo vệ quyền lợi của mình trước các áp lực chính trị,
những người cộng sản đã cấm thành lập các đảng phái chính trị khác. Cuộc