dân ra rìa để có lợi thế cho các tổ chức của mình. Ngày 16/11, Gorbachev
phát biểu trước các đại biểu nhân dân nhưng lại phải chịu một trận lăng mạ.
Sau đó, một số nhà lãnh đạo của các nước cộng hòa, không có Yeltsin, cố
thuyết phục ông tăng cường quyền lực tổng thống. Đây là cách duy nhất lập
lại trật tự trong tình trạng hỗn loạn. Ngày 17/11, Hội đồng Liên bang họp để
thảo luận bài phát biểu phê phán gay gắt của Yeltsin ngày 16/10. Ryzhkov
phát biểu trong tình trạng hoảng loạn:
Không ai nghe chúng tôi. Khi chúng tôi yêu cầu, không ai đến. Các sắc
lệnh bị lờ đi. Đất nước đang đi chệch hướng. Toàn bộ phương tiện
thông tin đại chúng quay lưng chống lại chúng tôi và họ ủng hộ nhóm
đối lập... Thậm chí chống lại cả Đảng nữa.
Cuối cùng Gorbachev đi đến kết luận Ryzhkov không còn phù hợp
nữa. Ngày 18/11, Gorbachev phát biểu trước Xô viết Tối cao và nêu ra tám
điểm. Toàn bộ các điểm này đều không rõ ràng và phải bổ sung. Song thông
điệp thì đã rõ. Gorbachev muốn giảm quyền lực của Đại hội Đại biểu Nhân
dân và nắm thêm quyền hành pháp. Hội đồng Tổng thống sẽ bị giải tán và
thay bằng Hội đồng An ninh Quốc gia. Cần có một phó tổng thống. Nội các
sẽ thay cho Hội đồng Bộ trưởng. Hội đồng Liên bang trở thành cơ quan tư
vấn các quan hệ giữa trung ương và các nước cộng hòa. Gorbachev nói với
Tổng thống Bush ngày 19/11: “Chúng tôi sẽ tiến hành một số thay đổi quan
trọng về cơ cấu. Tôi nghĩ Văn phòng Tổng thống, hệ thống bầu cử tổng
thống − trong đó quyền của cơ quan hành pháp, sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của tổng thống.”
Ngày 24/11, dự thảo hiệp ước Liên bang cuối cùng được công bố
nhưng tất nhiên không đáp ứng được mọi điều kiện của các nước cộng hòa.
Vấn đề then chốt chỉ được đề cập rất sơ sài. Dự thảo nói đến việc kiểm soát
chung trong chính sách trên nhiều lĩnh vực nhưng các nước cộng hòa nghi
ngờ, với dự thảo như vậy trung ương sẽ lại là người nắm quyền chi phối các