dữ là một số đại biểu kêu gọi ông từ chức nếu ông không có ý định triển
khai kinh tế thị trường. Dường như ông đang đốt cháy nhịp cầu gắn kết với
các nhà dân chủ. Giờ đây, ông coi họ là các phần tử chống đối chứ không
phải là đồng minh tiềm năng.
Từ giữa tháng 11, Gorbachev ngày càng biểu hiện nghiêng nhiều về
phái hữu và đưa ra cảnh báo có thể sử dụng vũ lực trong các trường hợp cần
thiết. Ngày 1/12, Gorbachev thay Bộ trưởng Nội vụ Vadim Bakatin bằng
Boris Pugo − một người Latvia mang quan điểm cứng rắn, từng làm việc ở
KGB và là lãnh đạo Đảng ở đây. Bakatin cho rằng bất kỳ ai đều có quyền
hành động trong phạm vi pháp luật cho phép. Kryuchkov lại phản đối tất cả
những biểu thị đó. Bakatin còn chối bỏ không chấp hành mệnh lệnh của các
quan chức Đảng, biện lý là công an có nhiệm vụ bảo vệ luật pháp và nhà
nước. Bakatin không bị rơi vào tình trạng bị lãng quên và sau đó được chỉ
định vào ban an ninh mới. Việc sa thải Bakatin làm phần lớn các nhân vật
bảo thủ cảm thấy thỏa mãn, từ quan chức trong Đảng đến giới quân sự như
Tướng Viktor Alksnis và Nikolai Petrushenko. Bakatin và Kryuchkov
thường đụng độ nhau về quyền được biểu tình. Tướng Boris Gromov,
nguyên Tổng tư lệnh lực lượng Xô viết ở Afghanistan, trở thành Thứ
trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ. Đây là giai đoạn sử dụng vũ lực nhằm duy trì sự
thống nhất trong Liên bang. Cũng vào ngày 1/12, Gorbachev ký sắc lệnh
bãi bỏ toàn bộ luật quy định về quốc phòng và an ninh do Đại hội Đại biểu
Nhân dân các nước cộng hòa thông qua. Pugo nhanh chóng nói rõ, ông sẽ
bảo vệ Hiến pháp Xô viết hiện hành. Ngày 11/12, Kryuchkov dùng một
trong những thủ đoạn quen thuộc của mình là quy mọi rắc rối đều do đe dọa
từ bên ngoài và đổ cho những kẻ đang tìm cách làm suy yếu chế độ Liên
bang và kẻ tay chân của chúng.
Ngày 17/12, tại phiên khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân lần thứ 4,
một đại biểu đề nghị vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự là bỏ
phiếu bất tín nhiệm Tổng thống. Phần lớn trong số 400 đại biểu đồng tình
đều thuộc Nhóm Liên Khu vực và phái Liên minh là chưa đủ để đưa vấn đề