Shevardnadze có mối quan hệ cực kỳ mật thiết với Gorbachev, nhưng
ông cảm thấy bị phơi mình ra cho người ta chỉ trích suốt mùa thu. Ông cảm
thấy Gorbachev lẽ ra nên ủng hộ và hậu thuẫn cho ông nhiều hơn. Ông là
mục tiêu chỉ trích khi người ta cho rằng ông là người đánh mất Đông Âu,
thúc đẩy sự thống nhất nước Đức, phá nát các thành quả của Liên Xô gây
dựng từ năm 1945, nhượng bộ quá nhiều với đế quốc Mỹ, tạo điều kiện cho
người Mỹ cô lập Saddam Hussein − đồng minh thân cận của Liên Xô trong
chiến tranh Vùng Vịnh và nhiều việc khác nữa. Năm 1990, Nguyên soái
Akhromeev thông báo với Yurly Vorontsov, đại diện thường trực Xô viết tại
Liên Hợp Quốc rằng một ngày nào đó giới quân sự sẽ treo cổ Shevardnadze
“vì tội quy phục Mỹ”. Giới quân sự cũng tỏ rõ quan điểm này. Ngoài ra, văn
phòng đại sứ Mỹ thừa nhận Washington nhận được khoảng 120% điều họ
mong muốn trong các cuộc thương lượng với Shevardnadze. Thậm chí
Valentin Falin, một chuyên gia Xô viết hàng đầu về Đức, sau làm việc tại
Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, cũng công kích dữ dội ông về
những điều khoản trong tiến trình thống nhất nước Đức, dù biết rõ người
quyết định là Gorbachev. Là Chủ tịch Đại hội Đại biểu Nhân dân,
Lukyakov không bỏ lỡ cơ hội nào công kích vị Ngoại trưởng này.
Shevardnadze biết sẽ gây chấn động ra sao khi phát biểu trước Đại hội Đại
biểu Nhân dân ngày 20/12/1990:
Thưa các đồng chí phái dân chủ... các đồng chí đã trốn chạy. Những
nhà cải cách đảm nhận trách nhiệm. Một chính quyền chuyên chế đang
hình thành. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm khi phát biểu điều này.
Không ai biết nó sẽ là kiểu chuyên chế gì và ai sẽ lãnh đạo hay chế độ
đó là như thế nào. Tôi chỉ xin khẳng định một điều: tôi sẽ từ chức…
Hãy coi đây là sự đóng góp của tôi, nếu các đồng chí muốn, tôi sẽ
chống lại nền chuyên chế.
Gorbachev thật sự bối rối và khó chịu trước sự từ chức này, hơn nữa
ông không được thông báo trước. Việc này hoàn toàn có chủ tâm vì