TAN VỠ VÀ ỔN ĐỊNH
Hy vọng to lớn của những người dân chủ trong mùa thu năm 1990, về
liên minh Gorbachev-Yeltsin nhằm đẩy mạnh dân chủ và kinh tế thị trường
đã tan vỡ trong rất nhiều những lời cáo buộc gay gắt vào tháng 1/1991.
DemRossiya − giống như người tình bị bỏ rơi − không ngớt lời đả kích
Gorbachev đang dần trở thành một kẻ độc tài. Phe phái này lo ngại sự thắng
thế của phe bảo thủ. Song, sự chỉ trích gay gắt nhất lại xuất phát từ phe có
xu hướng cải cách nhanh và mạnh. Stanislav Shatalin tỏ thái độ bất mãn và
cho mọi người biết ông không còn là thành viên trong ê-kíp của Gorbachev
nữa. Ngày 19/1, chính Nikolai Petrakov viết bài đả kích cay độc như sau:
Một chế độ đang giãy chết đã tỏ rõ lập trường cuối cùng của mình:
phong tỏa cải cách kinh tế, chính sách kiểm duyệt gắt gao phương tiện
thông tin được phục hồi, làm sống lại chính sách mị dân trắng trợn và
tuyên bố chiến tranh công khai với các nước cộng hòa... Các sự kiện ở
Lithuania rõ ràng có thể coi là hành động tội ác... Trong khi đối chọi
với sự tấn công dữ dội của chế độ độc tài và chuyên chế, chúng ta đang
đặt hy vọng của mình vào giới lãnh đạo các nước cộng hòa thuộc Liên
bang.
Trong số những người ký tên vào bản cáo trạng của Petrakov còn có
Popov, Yury Ryzhkov (sau này trở thành đại sứ ở Pháp), Shatalin và
Zaslavskaya. Ngày 20/1, một cuộc biểu tình lớn ở Moskva kêu gọi
Gorbachev, Yazov và Pugo từ chức, đòi rút quân đội khỏi Lithuania và mở
phiên tòa xử những kẻ liên quan đến việc sử dụng vũ lực ở Lithuania.
Yeltsin không tham gia nhưng gửi điện đến. Một trong những người không
rời khỏi ê-kíp Gorbachev lúc đó là Anatoly Chernyaev. Các sự kiện ở
Vilnius ảnh hưởng sâu sắc tới ông, người dường như không đánh giá hết
những việc họ đang làm dưới sự chỉ đạo của ông. Ông viết đơn xin từ chức
với lời lẽ cay đắng và chê trách. Trong thư, ông khuyên Gorbachev hãy lắng