Như thường lệ, các cơ quan liên quan bắt đầu đổ lỗi cho nhau. Đảng
đổ lỗi cho giới quân sự vụng về hấp tấp để rơi vào bẫy của Landsbergis.
Gorbachev nhạo báng ý tưởng cho rằng viên sĩ quan chỉ huy thành phố đã
hành động theo ý ông. Các mệnh lệnh phải được phát ra từ Bộ Quốc phòng
và các tướng lĩnh. Tại sao giới quân sự không tấn công vào tòa nhà Đại hội
Đại biểu Nhân dân Nga tháng 8/1991? Vì họ đã học được bài học kinh
nghiệm qua vụ tấn công Vilnius, Gorbachev kết luận. Chỉ huy lực lượng
Alpha, khi giải thích tại sao đơn vị ông không tấn công Nhà Trắng vào
tháng 8/1991, sau này cho biết: “Vilnius là sự kiện nặng nề nhất và lòng
kiên nhẫn của chúng tôi đã cạn... Nói thật, giả dụ không xảy ra sự kiện
Vilinus hẳn là chúng tôi đã từ chối không đột chiếm Nhà Trắng.”
Một nhà báo so sánh hình ảnh Liên bang Xô viết như một con bạch
tuộc đang bơi mò mẫm loanh quanh và không biết là các xúc tu của mình
đang bị cắt dần, từng chiếc một. Sự bối rối và lúng túng còn thể hiện ngay
khi Gorbachev tham dự đám tang các nạn nhân ở Vilnius. Giám mục đạo
Chính thống Nga, ở Lithuania, với tư cách là người Nga, cảm thấy vô cùng
xấu hổ về tình hình tội ác do người Nga gây ra và ông tuyên bố các phương
tiện truyền thông Moskva đã xuyên tạc sự kiện này. Ông kết luận:
“Lithuania sẽ được tự do.” Điều này cho thấy không phải toàn thể người
Nga ở Lithuania đều ủng hộ các hành vi của ủy ban thân Moskva
Đơn vị Alpha rời Vilnius ngày 13/1 và di chuyển tới Riga. Cũng ngày
hôm đó, một phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Lithuania đã hậu thuẫn các yêu cầu của công nhân đòi giải tán Xô viết Tối
cao và Xô viết địa phương ở Latvia, giải tán bộ máy chính phủ và tiến hành
tổ chức tuyển cử mới. Một ủy ban cứu quốc toàn Latvia, do Alfreds Rubiks
lãnh đạo, sẵn sàng lên nắm chính quyền nếu tối hậu thư của họ không được
chú ý tới. Ngày 20/1, quân lính OMON
tấn công tòa nhà Bộ Nội vụ
Latvia, giết chết bốn người rồi rút quân. Khi Thủ tướng Latvia, Ivars
Goodmanis, gọi điện cho Boris Pugo, ông này nói rằng ông đã không tấn