Trung ương lên án sắc lệnh của Yeltsin nhưng nó lại không có hiệu lực pháp
lý. Cuối cùng Gorbachev hóa ra phải từ bỏ Đảng.
Dù có những mâu thuẫn trong nội bộ, những người dân chủ đã nỗ lực
lập ra một tổ chức dân chủ mới thay thế tổ chức Đảng, gọi là phong trào cải
cách dân chủ. Nhiều nhân vật có uy tín lớn thuộc phái dân chủ tham gia
phong trào này, điều quan trọng là Gorbachev không hề đả kích họ. Có thể
nói phong trào này hoạt động đã thu hút được các đảng viên ủng hộ dân
chủ, nó có thể là phương tiện cho Tổng thống nếu ông phá bỏ các mối liên
hệ chính thức với Đảng trong Đại hội sắp diễn ra vào mùa thu 1991. Người
ta có cảm giác Đảng sẽ tan rã và chia rẽ thành nhiều phe phái tại Đại hội.
Gavriil Popov nghĩ nên để người dân chủ nắm quyền trong 3-5 năm tới
trước khi họ có thể đảm nhiệm được chính quyền. Song với Popov, một vài
người như Vladimir Zhirinovsky là mối đe dọa lớn. Tình hình kinh tế khó
khăn sẽ khiến Đảng của ông này thêm hấp dẫn không chỉ với dân chúng mà
còn cả với giới quân sự và cảnh sát. Đây là một phân tích có ý nghĩa tiên tri
vào mùa hè năm 1991.
TỔNG THỐNG BUSH THĂM LIÊN BANG XÔ VIẾT
Ngày 29/7/1991, George Bush đến Moskva tham dự hội nghị thượng
đỉnh đầu tiên trên cương vị Tổng thống. Đây là lần gặp mặt thứ tư và cũng
là lần cuối cùng giữa Bush và Gorbachev. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến
lược (START I) đã có thể được ký sau mười năm thương lượng. Hiệp ước
CFE được trình lên Thượng viện phê chuẩn. Cuối cùng Moskva đã thông
qua một đạo luật dự thảo chính thức chấp nhận quyền xuất cảnh. Hiệp định
thương mại được ký năm 1990 cũng đã trình lên Quốc hội. Hiệp định này
công nhận Liên bang Xô viết được hưởng quy chế Tối huệ quốc. Tình hình
căng thẳng trong nước là chủ đề chiếm phần lớn cuộc nói chuyện giữa hai
vị tổng thống. Ông Bush khuyến khích Gorbachev nên có thái độ hòa giải
hơn với các nước vùng Baltic và tiến nhanh hơn nữa tới nền kinh tế thị
trường. Cũng có một thỏa thuận thăm dò về hội nghị hòa bình ở Trung