Yeltsin gặp riêng Gorbachev vào thứ hai ngày 9/12 để thống nhất việc
thông qua hiệp định. Nazarbaev cũng ở đây, khiến Yeltsin hơi bực mình.
Người Nga cho rằng hiệp định này đã “cứu vãn những gì có thể” của Liên
bang Xô viết. Nhưng điều đó không có ý nghĩa gì với Tổng thống Xô viết
và ông phát biểu trên tivi ngay tối hôm đó là Liên bang Xô viết không còn
tồn tại là không chính xác. Có thể hiệp định CIS và dự thảo hiệp ước Liên
bang được đưa ra thảo luận tại Đại hội Đại biểu Nhân dân nước cộng hòa,
tại Xô viết Tối cao Liên Xô, cũng có thể sau đó là một cuộc trưng cầu dân
ý. Nazarbaev vẫn khăng khăng bảo vệ dự thảo hiệp ước Liên bang. Hiệp
ước CIS có thể sẽ được đưa ra để thảo luận cùng dự thảo hiệp ước Liên
bang này. Một số người ủng hộ Yeltsin như Gavriil Popov, Anatoly
Sobchak và Nikolai Travkin đều phản đối Hiệp ước CIS. Tuy nhiên, nó vẫn
được Quốc hội của ba nước liên quan nhanh chóng phê chuẩn.
Ba nước không tham gia Xô viết Tối cao hay Hội đồng Nhân dân. Đây
là sự hà hơi cho một thây ma vì nó hoàn toàn loại bỏ các tổ chức đại diện.
Nazarbaev phải chấp nhận sự thật hiển nhiên này. Xô viết Tối cao
Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16/12 để nước cộng hòa này có thể đàm
phán thương lượng hoàn toàn bình đẳng với các nước khác. Ngày 13/12,
các nước vùng Trung Á ở Ashghabat đồng ý gia nhập CIS.
Ngày 17/12, Xô viết Tối cao Nga thay thế Xô viết Tối cao Liên Xô ở
Kremlin. Ngày hôm sau, Xô viết Tối cao Liên Xô xác nhận là cơ quan này
đã ngừng hoạt động. Ngày 21/12, ở Almaty, 11 nước đã ký hiệp định CIS.
Chỉ có Estonia, Latvia, Lithuania và Gruzia từ chối tham gia hiệp định. Tuy
vậy, sau đó Gruzia tham gia Hiệp định này. Điểm 5 của hiệp định này nói
thẳng ra là Liên bang Xô viết và chế độ tổng thống của Liên bang Xô viết
không còn tồn tại nữa.
Đây là thời gian khiến Gorbachev tuyệt vọng và chán nản. Ông là một
người chơi thất bại và không còn vai trò hay ảnh hưởng gì trong các sự kiện
quan trọng. Các nước cộng hòa nhanh chóng tuyên bố chiếm hữu các tài sản