của Liên bang Xô viết đặt trên lãnh thổ của họ và dần dần bóc trần Mikhail
Sergeevich. Ông cần lấy lại bình tĩnh và suy xét kỹ hiệp ước CIS. Cuộc đảo
chính tháng 8/1991 của ủy ban khẩn cấp giờ đây cũng đứng về phía những
người trong hội nghị rừng Belovezh. Chỉ khác ở chỗ cuộc đảo chính trước
bị thất bại thảm hại còn lần này thì thành công rực rỡ. Thực tế là việc giải
tán Liên bang Xô viết không bao giờ có một cuộc trưng cầu dân ý ở ba
nước đã ký kết trong hội nghị tại rừng Belovezh. Đại hội Đại biểu Nhân dân
đáng lẽ phải họp lại và tuyên bố sự chấm dứt (về mặt luật pháp) của Liên
bang. Nga, Ukraine và Belarus tuyên bố không còn thuộc Liên bang nữa vì
chính họ tạo dựng nên Liên bang này. Cũng không hẳn đã đúng vì còn một
chữ ký thứ tư của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết vùng
Cavcaz (gồm Azerbaijan, Armenia và Gruzia) mà họ đã không được mời
tham gia hay bình luận gì.
Ấn tượng đem lại là các nước Slav muốn đạt được một hiệp định và
sau đó áp dụng cho các nước cộng hòa khác. Vì ba nước cộng hòa này
chiếm tới 85% GDP của Liên Xô nên họ nắm vai trò khá lớn trong cộng
đồng này. Cách cư xử của Nga có thể hiểu được. Về mặt logic, hiệp định
này có thể triển khai, điều sau này được biết đến như là liệu pháp gây sốc.
Các nước cộng hòa khác có thái độ thù địch với kế hoạch triển khai cải cách
nhanh và mạnh. Cũng như nhiều người trong Xô viết Tối cao Nga, Phó
Tổng thống Rutskoi cực lực phản đối cải cách nhanh và mạnh này. Yeltsin
đưa ra một quyết định định mệnh – không soạn thảo Hiến pháp nước Nga
mới, và sau đó là một nghị viện mới, sau tháng 8, mà tập trung mọi cố gắng
vào việc lật đổ hoàn toàn các nền tảng chính trị của Gorbachev. Nếu chế độ
Liên bang vẫn tồn tại cho đến năm 1992, Gorbachev sẽ tập trung vào việc
làm nhiều người Nga quan tâm đến liệu pháp sốc này.
LỜI CHÀO VĨNH BIỆT
Gorbachev chính thức từ chức ngày 25/12/1991 khi ông phát biểu
trước cả nước và thế giới trên truyền hình, từ văn phòng của ông ở Kremlin.