lập quyền hạn và phạm vi không rõ ràng, đặc biệt là giữa lập pháp và hành
pháp, khiến cho sự lộn xộn càng tăng.
• Đất nước mất dần sự quản lý cũng giống như sức mạnh chính trị của
trung ương giảm sút do thiếu các thể chế hành pháp để triển khai các quyết
định quan trọng của lãnh đạo.
• Căng thẳng gia tăng cùng suy thoái kinh tế.
• Perestroika còn làm tăng sự căng thẳng giữa các dân tộc và tạo điều
kiện cho các nước cộng hòa lần lượt tuyên bố nền độc lập của mình. Đụng
độ xảy ra ngay trong chính bộ máy nhà nước khiến họ không còn thời gian
quan tâm đến các dân tộc khác không phải dân tộc Nga. Thậm chí chính
quyền cũng không thể hòa giải trong thời kỳ quá độ chuyển sang một Liên
bang mới.
• Những người bảo thủ coi perestroika là một thất bại vì nó quá cấp
tiến, còn những người cấp tiến thì coi perestroika thất bại vì nó không đủ
cấp tiến.
• Perestroika thúc đẩy tính đa dạng trong quan điểm, sau đó là chủ
nghĩa đa nguyên về xã hội, đa đảng về chính trị. Nó bắt đầu như một cải
cách trong lòng hệ thống và sẽ hoàn thành khi tiến hành cải cách bên ngoài
hệ thống.
• Ngay từ đầu, perestroika muốn cải cách hệ thống hiện hành, nhưng
cuối cùng nó lại là nguyên nhân phá vỡ hệ thống đó. Để đạt được quá nhiều
mục tiêu trái ngược nhau, nó phải thỏa mãn một số và bỏ qua nhiều thứ.
• Trong con mắt của phần lớn công dân Xô viết, cải cách đã thất bại.
Perestroika có thể được hiểu là một hệ thống quá độ, bắt đầu bằng một
hệ thống cộng sản nhưng lại thất bại khi muốn thoát khỏi hệ thống này. Sự
cấp tiến đáng kinh ngạc trong các mục tiêu, thậm chí như muốn lập ra một