ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp lập lại trật tự cũ và duy trì sự hợp nhất Liên
bang. Thất bại của cuộc đảo chính tháng 8/1991 kết liễu số phận Liên bang
Xô viết.
Perestroika trải qua nhiều giai đoạn nhưng chủ yếu cải cách chính trị
nhiều hơn là kinh tế. Có thể đưa ra một kết luận tổng hợp như sau:
• Cải cách cấp tiến về hệ thống kinh tế và chính trị. Ngay từ đầu, trong
nền kinh tế, người ta nhấn mạnh cải cách cơ chế kinh tế (chú trọng quyền sở
hữu và giá cả). Trong nhận thức, đây là một cuộc tìm kiếm cách thức
khuyến khích lao động và làm cho quá trình quản lý hiệu quả hơn.
• Thất bại trong việc cải thiện kinh tế dẫn đến các cuộc thảo luận về
nền kinh tế thị trường và sự phát triển các hợp tác xã và buôn bán tư nhân.
Tuy nhiên, khu vực nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng. Người ta cho
phép tồn tại sở hữu tư nhân nhưng đã quá muộn. Đầu năm 1991, cải cách
giá mới được tiến hành thì đã quá muộn.
• Về kinh tế, cải tổ thất bại thảm hại dẫn đến sự suy thoái kinh tế, sự
khan hiếm hàng hóa, thâm hụt ngân sách nghiêm trọng và lạm phát gia
tăng.
• Về chính trị, cần có một phương thức lãnh đạo mạnh mẽ và cấp tiến
của Đảng trước sự đa dạng của nền kinh tế.
• Dân chủ hóa, chứ không phải là nền dân chủ (nghĩa là quyền được
chọn một hệ thống chính trị) là phần không thể tách rời trong giai đoạn
chuyển đổi này. Mãi đến năm 1988, các quan chức Đảng được bầu vào tổ
chức vẫn là những nhân vật dẫn đường cho tương lai, lãnh đạo, dẫn đạo và
thúc đẩy dân chúng. Họ thiếu sự cam kết đối với tiến trình cải cách chính trị
dẫn đến việc bị gạt ra ngoài và bị các Xô viết thay thế.
• Dần dần, dân chủ hóa chuẩn bị tiền đề cho nền dân chủ. Bắt đầu bằng
nền dân chủ nghị viện làm suy yếu quyền lãnh đạo của Đảng cùng sự phân