của Gorbachev. Các Xô viết tiếp quản các tổ chức Đảng. Đại hội Đại biểu
Nhân dân là bước đi đầu tiên trong việc làm mới lại nền chính trị trong
nước. Đảng không còn vai trò độc tôn trong việc nêu ý kiến, quan điểm và
nhất nhất bắt mọi người phải chấp hành. Gorbachev thông báo với các vị
đại biểu cộng sản rằng sẽ không áp dụng các quy định trong nguyên tắc
Đảng nữa.
• Giai đoạn II là một cuộc cách mạng chính trị nhanh chóng chỉ ra các
thói hư tật xấu của xã hội Xô viết. Nền dân chủ bắt đầu hình thành khi nền
kinh tế đang suy thoái.
• Giai đoạn II tạo tiền đề cho giai đoạn III, khi Gorbachev giữ cương vị
Tổng thống hành pháp và mong muốn đạt được một sự nhất trí chung về
tương lai trong toàn xã hội. Những nỗ lực tuyệt vọng để tìm ra phương
thuốc chữa trị các căn bệnh kinh tế và các giải pháp thị trường cấp tiến cũng
được đưa ra thảo luận. Tuy vậy, vị Tổng thống này nhận ra rằng một giải
pháp thị trường quá cấp tiến sẽ gây thiệt hại. Còn các nước cộng hòa cho
rằng một nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc họ có thể dần dần kiểm
soát được các tài sản trên lãnh thổ của họ. Điều này khiến cuộc thương
lượng một hiệp ước Liên bang mới trở nên khó khăn hơn nhiều.
• Giai đoạn III chứng kiến Tổng thống Liên bang Xô viết nghiêng dần
về phái hữu và thông qua một số giải pháp đáng thất vọng nhằm duy trì sự
thống nhất Liên bang. Ở Lithuania, cách thức thuyết phục coi như vô hiệu
và Tổng thống từ chối lên án sử dụng vũ lực khi cần. Khi can thiệp quân sự
bất thành, ông không hề có chính sách dự phòng nào. Các nước cộng hòa
khác ủng hộ Lithuania và điều này làm suy yếu địa vị của Tổng thống.
Người chơi quan trọng trong ván bài này là Nga và có lẽ nước cộng hòa này
đang muốn giải tán Liên bang, hạ bệ Gorbachev ngay từ mùa hè năm 1990.
Ở thời điểm cuối, một chương trình bình ổn kinh tế được đưa ra vào đầu
năm 1991, nhưng thất bại. Khả năng xuất hiện một Liên bang với tập hợp
các quốc gia có chủ quyền. Điều này thúc đẩy phe bảo thủ buộc Gorbachev