ít cấp tiến hơn. Ông nhận thấy khó khăn chồng chất khi giải quyết các vấn
đề dân tộc và kinh tế phát sinh từ khâu quản lý yếu kém của nền kinh tế và
chủ trương công khai.
Không có sự lãnh đạo rõ ràng từ đầu năm 1990. Suốt năm 1990,
Gorbachev dao động giữa cải cách thị trường hay cải cách truyền thống,
nhưng từ tháng 10/1990 đến tháng 4/1991, ông đứng hẳn về phe cải cách
truyền thống, bảo thủ. Sau đó ông lại quay lại cải cách thị trường và thể chế
thành lập Liên bang mới. Mùa đông năm 1990-1991, ông phải chịu một áp
lực lớn từ phe bảo thủ đòi tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ông còn cho người
ta cảm giác rằng ông đang xem xét lựa chọn này.
Tuy nhiên, thật không may, việc này dẫn đến bi kịch ở Vilnius vào
tháng 1/1991. Do không có sự lãnh đạo kiên quyết đã tạo điều kiện cho
những người bảo thủ tin họ có thể gây ra tình huống buộc ông phải tuyên bố
tình trạng khẩn cấp. Tình hình tương tự nổi lên vào tháng 8/1991 khi phái
bảo thủ do Kryuchkov lãnh đạo, buộc ông phải từ chức hoặc nghỉ phép kéo
dài cho đến khi họ thiết lập được trật tự ở đất nước này. Sự hiểu lầm nghiêm
trọng đó là hệ quả của sự lãnh đạo yếu kém, thiếu quyết đoán. Sau khi từ
Foros trở về, Gorbachev lại là một nhà lãnh đạo đuổi hình bắt bóng. Yeltsin
lập ra một chương trình nghị sự và Gorbachev lại nhảy theo nhịp của ông
này. Ông không đạt được các mục tiêu liên quan đến một hiệp ước Liên
bang.
Song, thành tích lãnh đạo của Gorbachev là có tính hỗn hợp. Ông bắt
đầu sự nghiệp với sự tự tin rất cao và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của
dân chúng. Cơn thủy triều bắt đầu dậy lên vào năm 1989 và đến năm 1990
1991, ông hoàn toàn mất sự tự tin, hậu quả là ông biến thành một nhà lãnh
đạo thiếu quyết đoán và thụ động. Một trong những chỉ trích của Ryzhkov
về cách thức lãnh đạo của ông là nghe quá nhiều ý kiến trước khi đưa ra ý
kiến riêng của mình. Lý do có thể giải thích vì ông chưa biết mình sẽ phải