làm gì. Trong mùa đông năm 1990 1991, tất cả các bên đều thúc ép ông
phải làm một cái gì đó.
Ông vẫn cố gắng đứng vững bất chấp sự bêu riếu của phái bảo thủ và
phái cấp tiến, chứng tỏ ông có kỹ năng chiến thuật rất cao. Ông để ngoài tai
những lời chỉ trích, ít ra đến tháng 8/1991. Vì đã thành công trong Đảng,
ông luôn tìm cách củng cố vai trò của Đảng, và cuối cùng phá hủy Đảng.
Đáng ngạc nhiên là Đảng không bao giờ chống lại ông. Điều này dường
như là do ông đã gây cảm giác rằng ông sẽ luôn hành động như phe bảo thủ
mong muốn, rằng một khi những nỗ lực lật đổ ông bất thành đồng nghĩa với
việc chấm dứt sự nghiệp chính trị của những kẻ âm mưu, rằng việc sùng bái
lãnh đạo luôn luôn tồn tại trong Đảng. Cuối cùng vị Tổng Bí thư này cũng
có thể ra lệnh và nhận được sự phục tùng. Tất nhiên, điều này chỉ diễn ra ở
trung ương. Phái bảo thủ cư xử theo cách họ nghĩ là thích hợp. Việc phải
cân bằng quá nhiều các lực lượng xung đột là một nguyên nhân cơ bản của
sự lãnh đạo yếu kém giai đoạn 1990 1991.
Nhân tố quan trọng trong lãnh đạo là việc định rõ tầm nhìn, đề ra được
một hướng đi đúng đắn. Điều này được áp dụng ở giai đoạn đầu của
perestroika nhưng rồi lại ngập ngừng năm 1989 và mất hướng ở giai đoạn
1990 1991. Từ năm 1989 trở đi, những thành viên khác của giới lãnh đạo
thường không nhận ra nên đưa ra chính sách gì và như thế nào − biểu hiện
này rõ nét hơn trong các quan chức của Đảng.
Các chính sách thông qua nhằm cải thiện tình hình từ năm 1989 trở đi
đều thể hiện sự thiếu sót. Perestroika xây dựng trên nền tảng nhận thức sai
lầm. Liên bang Xô viết suy yếu ngay trong hệ thống khi Gorbachev cầm
quyền nhưng ông và những người lãnh đạo khác đều không nhận ra điều
này. Cải cách tiến hành chỉ đẩy nhanh sự suy yếu đó mà thôi. Việc loại bỏ
vai trò của Đảng khỏi quá trình quản lý kinh tế đã gây ra hậu quả vô cùng
nghiêm trọng. Chính thể chế này là chất kết dính các thể chế khác trong xã
hội với nhau. Không một thể chế thay thế nào có thể nắm bắt và thực hiện