ngoài hàng năm (FDI), chủ yếu từ những người Hoa đang sinh sống ở nước
ngoài. Do vậy, không có mâu thuẫn đối với đầu tư nội địa ở Trung Quốc.
Điều này là quá rõ ràng đối với người Nga. FDI được coi là nguồn đầu tư
chiến lược và Trung Quốc hưởng lợi qua các bí quyết của cộng đồng người
Hoa ở nước ngoài. Nền kinh tế Xô viết do các tổ hợp công nghiệp quốc
phòng chi phối, trong khi đó Trung Quốc lại không phải chi phí nhiều cho
ngành công nghiệp này. Liên bang Xô viết từng có một nền công nghiệp
phát triển nhưng không hiệu quả, bị đa số các doanh nghiệp lớn chi phối.
Trung Quốc chủ yếu là một nước nông nghiệp, do vậy việc mở rộng và phát
triển công nghiệp đều ở cấp địa phương mà thôi, chủ yếu lấy từ tiết kiệm
nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp được ưu tiên hàng đầu để có thặng dư
kinh tế. Triển khai phát triển công nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu
vào các khu kinh tế mở vùng duyên hải, xa hẳn thủ đô Bắc Kinh. Khu vực
kinh tế mở duyên hải này có thể đáp ứng nhanh thị trường thế giới và họ có
nhiều hải cảng để giao lưu với thế giới bên ngoài. Ủy ban Kế hoạch của
Trung Quốc không bao giờ kiểm soát kinh tế giống như cách thức Liên
bang Xô viết thực hiện. Cải cách Trung Quốc lại mở rộng khoảng cách về
thu nhập và sự giàu có, đồng thời tạo ra tình hình căng thẳng giữa các vùng
nông thôn và miền duyên hải.
Có lý hay không nếu đồng ý với Gorbachev rằng mô hình cải cách của
Trung Quốc không thích hợp ở Liên Xô? Có phải phái nặng về tư duy lý
tưởng mạnh đến nỗi họ có thể cho phép tiến hành cải cách kinh tế thành
công không dấn thân trước vào cải cách chính trị? Câu trả lời nằm ở khía
cạnh thời gian hay thời điểm. Chỉ đến năm 1987 Gorbachev và giới lãnh
đạo mới nhận ra đang tồn tại một cuộc khủng hoảng. Kết luận họ rút ra là
cần phải tiến hành cải cách chính trị để thúc đẩy tiến hành cải cách kinh tế.
Vào năm 1989 rõ ràng sự phân tích này là khiếm khuyết. Đang tồn tại một
cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc tranh luận về một mô hình kinh tế mới bắt
đầu. Cũng có đề xuất xây dựng hai mô hình cải cách kinh tế: một là vừa
phải, hai là nhanh và mạnh. Sau đó, mô hình kinh tế mà Trung Quốc đang
áp dụng là một cách tiếp cận kép (giá quy định và giá thị trường, sau đó giá