Cải cách của Trung Quốc bắt đầu từ nông nghiệp vì trên 80% dân số
Trung Quốc sống ở nông thôn.
Mô hình tập thể hóa phá vỡ mô hình khoán nông thôn ở Liên Xô và bộ
máy kinh tế quan liêu cồng kềnh bóp nghẹt nền nông nghiệp. Bộ máy này
hiệu lực với phe bảo thủ trong giới lãnh đạo đã bóp nghẹt kinh tế nông
nghiệp hộ gia đình. Một khía cạnh nữa trong tư duy người Trung Quốc rất
hấp dẫn người Nga là thành lập các khu vực kinh tế mậu dịch tự do và do
đó đã nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt bàn vấn đề này. Tuy nhiên, kết quả
thu được không cao.
Trong hồi ký của mình, Gorbachev cũng cân nhắc sự chọn lựa này của
Trung Quốc nhưng lại phản đối ngay: “Mọi nỗ lực chuyển đổi kinh tế quan
trọng ở đất nước chúng ta đều bị bóp nghẹt bởi chính sách quản lý trì trệ,
lạc hậu về chính trị.” Đối với ông, cải cách chính trị phải đi trước cải cách
kinh tế. Nhiều người không đồng ý với quan điểm này. Nikolai Ryzhkov,
cay đắng trước cách đối xử tệ bạc của Gorbachev, cho rằng cải tổ không
phải do Gorbachev khởi xướng mà là Andropov:
Tôi tin người ta có thể khẳng định dưới sự lãnh đạo của Andropov,
phương thức chuyển đổi kinh tế và xã hội sẽ hoàn toàn khác và sẽ được
chấp nhận. Phải chăng đó là cách thức tương tự như cải cách được triển
khai ở Trung Quốc?… Chỉ có thể trả lời là đúng như vậy.
Ryzhkov đề cập đến tính hợp lý và thành công trước kia, hay đơn giản
là ông nhìn nhận mọi việc sau khi nó đã diễn ra. Ông không bao giờ hé lộ
ông quan tâm đến hướng phát triển nền kinh tế thị trường của Trung Quốc.
Rõ ràng ông không hiểu Trung Quốc đang triển khai một nền kinh tế thị
trường thật sự, chứ không phải là nền kinh tế thị trường có điều chỉnh.
Laszlo Csaba so sánh Trung Quốc và Đông Âu, nêu bật sự khác biệt và
các bài học giữa hai mô hình kinh tế này. Trung Quốc có lợi thế phủ nhận
nước Nga. Trung Quốc có thể thu hút 20-25 tỷ đôla đầu tư trực tiếp nước