hữu. Do nền kinh tế kế hoạch luôn gây ra sự khan hiếm, các xí nghiệp nhỏ
đổ xô lấp chỗ trống này và đáp ứng nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng. Kết quả
hình thành một giới kinh doanh phát triển. Chính phủ Trung Quốc cố gắng
trong nhiều năm tiến hành cải cách giá nhưng thất bại. Các nhân tố mới
xuất hiện và cạnh tranh lại dẫn đến sự tái sắp xếp căn bản giá cả suốt những
năm 1980. Dần dần nhà nước phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài
chính khi cơ chế không còn đủ năng lực để thu thuế toàn bộ các xí nghiệp
tư nhân nhỏ. Nó tạo sức ép đối với các xí nghiệp nhà nước, buộc các xí
nghiệp này phải làm ăn có lãi hơn.
Năm 1989, mở rộng kinh tế dẫn đến tăng cầu về cải cách chính trị và
phong trào dân chủ khiến chính phủ Trung Quốc vô cùng bối rối. Câu trả
lời của Bắc Kinh chính là sự kiện tại Quảng trường Thiên An Môn và một
số nơi khác. Phái bảo thủ đi theo tính khắc khổ của nền kinh tế vĩ mô, tái
tập trung đầu tư công, tăng cường quyền kiểm soát kế hoạch từ trung ương
và ưu tiên công nghiệp quốc doanh. Nhưng kết quả rất tệ. Chính quyền địa
phương đã làm suy yếu sự tái tập trung tài chính và các xí nghiệp chịu sự
can thiệp của nhà nước. Tốc độ tăng trưởng trong tổng sản phẩm quốc nội
năm 1989 giảm 4,3% và năm 1990 là 4%. Điều này đã khiến các nhà lãnh
đạo Trung Quốc nhất trí đồng lòng áp dụng nền kinh tế thị trường, coi đó là
một phương thức khả thi để tăng trưởng kinh tế. Các chính sách kinh tế bảo
thủ theo đó và sau năm 1989 hoàn toàn bị phá sản và thất bại. Không một
nhà lãnh đạo Trung Quốc có tham vọng có thể bảo vệ được mô hình kinh tế
mệnh lệnh mất uy tín này. Trung Quốc chuyển dần sang nền kinh tế thị
trường. Năm 1992 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,8%.
Sau đó, Trung Quốc áp dụng cách tiếp cận theo hai hướng. Họ vừa duy
trì kinh tế kế hoạch vừa thử nghiệm phát triển khu vực thị trường. Mục tiêu
cuối cùng của Trung Quốc là tiến tới xây dựng một nền kinh tế thị trường
hoàn chỉnh. Bước lùi cơ bản của Trung Quốc là tiếp tục thất bại trong cải
cách chính trị. Đài Loan và Hàn Quốc tiết lộ họ cũng phải làm như vậy.