người bạn học cũ của Gorgachev tại trường Đại học Tổng hợp Moskva báo
với ông tuyệt nhiên không có chuyển biến gì ở Gorky (Nizhny Novgorod).
Bộ Chính trị đi đến kết luận tháng 4/1986 là perestroika đã vấp phải sự
chống đối của bộ máy chính quyền và Đảng, tựa như có một con đập chắn
ngang con đường cải cách. Tháng 6/1986, Gorbachev tấn công mạnh mẽ
vào Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và các cơ quan kinh tế. Tháng 7/1986,
Gorbachev triệu tập các tổng biên tập các báo địa phương và lên tiếng quở
trách họ về sự thụ động. Họ yêu cầu ông trực tiếp nói chuyện với bí thư thứ
nhất tỉnh ủy, khu ủy, thành ủy. “Suy cho cùng, các báo chúng tôi là người
phát ngôn cho họ, và chính họ không muốn chủ trương công khai”.
Trong suốt chuyến đi Viễn Đông, Gorbachev thật sự bị sốc trước sự vô
tâm và vô trách nhiệm của các nhà chức trách địa phương đối với dân
chúng. Một lần nữa công cuộc cải tổ không đến được với người dân vùng
này. Một bí thư thứ nhất của một huyện Moskva đã khuyên cấp dưới nên
chờ đợi bởi trong vài năm tới mọi việc sẽ ổn định. Điều gì đã được thực
hiện? Cuối hè ông đã dự tính một cuộc cải cách hệ thống chính trị.
Tháng 1/1987, phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương tuyên
bố một đợt tự do nói về nạn quan liêu và đồng chí nào cũng có thể công
kích nó.
Nhưng đó chỉ là hình thức hay thật sự có thay đổi rộng khắp và
mạnh mẽ trong nhận thức? Sự phản đối chính sách công khai xuất hiện lần
đầu tiên trong phiên họp toàn thể. Rõ ràng là các nhà lãnh đạo cao cấp của
Đảng không chịu từ bỏ đặc quyền đặc lợi của họ nếu không có đấu tranh.
Chính sách công khai là một phát hiện mới. Vào tháng 1/1987, chấm dứt
việc phá sóng Đài Phát thanh BBC và ngay tiếp sau đó là với Đài Deutsche
Well (Đài Phát thanh Làn Sóng Đức) và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Khi
Margaret Thatcher thăm Moskva vào tháng 3/1987, bà được phỏng vấn trên
truyền hình và bà đã đập tan lý lẽ của các phóng viên nam một cách xuất
sắc. Bà đặc biệt lên tiếng chỉ trích sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của
Liên Xô và xâm phạm Afghanistan. Tháng sau, George Shultz đã cãi lại