người phỏng vấn mình và thông báo với anh ta là người Afghanistan muốn
quân đội Xô viết rút quân về nước.
VẤN ĐỀ KINH TẾ
Gorbachev không nắm bắt được bản chất thực của việc quân sự hóa
nền kinh tế khi ông nhận chức Tổng Bí thư. Thảo luận về quân sự, KGB và
ngoại thương đều là những vấn đề cấm kỵ trong Bộ Chính trị trước khi ông
lên cầm quyền. Đầu năm 1987, các tính toán hé lộ quân sự tiêu tốn 40%
ngân sách quốc gia chứ không phải con số 16%, chiếm 20% GDP chứ
không phải chỉ có 6% như người ta tưởng. Nghĩa là trong số 25 tỷ rúp dành
cho nghiên cứu và phát triển, 20 tỷ rúp đã được đầu tư cho các công trình
quốc phòng. Do vậy, gánh nặng quốc phòng Xô viết lúc đó xấp xỉ gấp bốn
lần so với nước Mỹ.
Chính sách tăng tốc, chủ trương đẩy mạnh chế tạo máy đã làm cho tổ
hợp công nghiệp-quốc phòng được hưởng lợi nhiều nhất. Lao động, năng
lượng và nguyên liệu đầu tư cho một đơn vị sản phẩm đầu ra cao gấp 2,5
lần so với chi phí của các nước phương Tây. Trong lĩnh vực nông nghiệp,
các chi phí đó cao gấp 10 lần. Các số liệu này làm cho người ta sửng sốt
nhưng chúng đã nêu lên được vấn đề. Con quái vật khổng lồ này phải được
xoay chuyển và thúc đẩy ra sao để hiệu quả hơn. Đến đầu năm 1987,
Gorbachev nhận thấy các chiến dịch tăng cường kỷ luật không mấy tác
dụng. Quản lý và lao động cần được thúc đẩy để phát huy hiệu quả.
Đầu năm 1987, nền kinh tế bắt đầu hé lộ các dấu hiệu báo động, sản
lượng công nghiệp giảm 6% so với tháng 2/1986, chủ yếu là trong lĩnh vực
chế tạo máy móc và ngành công nghiệp nhẹ. Các ngành hóa chất và luyện
kim cũng đang trong tình trạng đáng lo ngại. Cuộc họp Bộ Chính trị tháng
2/1987 đã đi đến kết luận buồn thảm là kế hoạch vạch ra nhằm đạt được các
tiến bộ về khoa học kỹ thuật và hiện đại hóa ngành chế tạo máy đã hoàn
toàn thất bại. Người ta đã thông qua các biện pháp quyết liệt hơn. Bắt đầu
bằng việc phác thảo đường lối cải cách kinh tế cấp tiến. Rõ ràng, đã xuất