HỒ SƠ QUYỀN LỰC NAPOLEON - Trang 122

sản xuất đã gặp khó khăn trong trao đổi buôn bán thông thường. Khó khăn
thật sự của họ trong mùa đông năm sau là đương đầu với sự dư thừa hàng
hóa công nghiệp và thương mại, dư thừa nguồn cung hơn là khan hiếm
hàng hóa. Sản lượng mục tiêu đã bị cắt giảm, thất nghiệp trong khu vực
công nghiệp tăng lên nhanh chóng. Đó chính là bối cảnh để chính sách
“khủng bố hải quan” được đưa vào áp dụng. Tác động cộng dồn của tất cả
các yếu tố đó đã phá hủy rất nhiều nhà máy vốn đã thiếu nguồn lực dự trữ
để vượt qua khủng hoảng, còn các bài báo khi đó thường nhắc đến sự kiện
này như một sự kiện “phá sản hàng loạt”.

Sau thời kỳ khủng hoảng khoảng nửa cuối năm 1811 và cả năm 1812, sự
phục hồi diễn ra chậm chạp và khó khăn. Giai đoạn phát triển nhất của quy
hoạch thị trường lục địa Pháp đã qua từ lâu. Trên thực tế, những mâu thuẫn
nội bộ nảy sinh từ chính sách kinh tế của Napoleon bộc lộ rõ ràng hơn.
Nguyên tắc “đặt nước Pháp lên hàng đầu” dự đoán trước sức mua ngày
càng tăng hay ít nhất là cũng ổn định giữa các quốc gia ngoài biên giới Đế
chế, nhưng làm thế nào các quốc gia này có thể chịu đựng những hàng hóa
ngày càng đắt đỏ của Pháp? Cuộc suy thoái đang diễn ra tại hầu hết các
nước, rõ nhất là tại Đức, đã khiến các nước này nghèo đi. Nó tác động nhiều
nhất đến ngành nông nghiệp và khiến tình hình ngày càng nghiêm trọng
hơn bởi đây là ngành kinh tế lớn nhất lúc bấy giờ. Đế chế Pháp ở thời kỳ
đỉnh cao không chỉ là một trung tâm buôn bán lương thực khổng lồ và mà
còn là nơi tự cung tự cấp lương thực. Pháp không cần nhập khẩu từ nước
ngoài vì luôn dư thừa lương thực. Do rất nhiều quốc gia gặp khó khăn trong
việc tìm kiếm lợi nhuận từ xuất khẩu lương thực và do chính sách phong
tỏa kinh tế đã ngăn cấm việc bán lương thực cho các tàu buôn Anh, sức
mua của thị trường nội địa đã dần dần giảm sút. Và điều này đồng nghĩa với
sức cầu hàng hóa Pháp thấp hơn.

Dù là lý do khách quan hay chủ quan, thất bại của quy hoạch thị trường lục
địa Pháp rất rõ ràng. Các số liệu xuất khẩu của Pháp tới Đức và Italy các
năm 1806-1812 và thậm chí là xuất khẩu tới Tây Ban Nha thời kỳ trước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.