chiến tranh cũng không thể bù đắp được thiệt hại cộng dồn từ các nguồn lợi
trên biển. Giá trị thực tế của ngoại thương Pháp trong các năm cuối cùng
của chế độ cũ (1787-1789) đã không đạt được mục tiêu đề ra.
Không thể trách Napoleon khi những lợi ích trên biển đã mất, lợi ích mà
trong một chừng mực nào đó đã vượt ra khỏi quyền kiểm soát của ông và
quân đội hải quân. Ông được ca ngợi vì những nỗ lực bù đắp thiệt hại thông
qua chính sách phong tỏa kinh tế và đưa sự tiến bộ đến một số vùng đất
nằm sâu trong lục địa và một vài ngành kinh tế như ngành sản xuất vải
bông. Tuy nhiên, sai lầm cơ bản trong chính sách kinh tế của ông là tính
một chiều. Khái niệm về một thị trường châu Âu rộng đi ngược lại sự tính
toán thơ ngây của ông. Nếu như ông áp dụng một chế độ tương hỗ thương
mại cho các chủ thể kinh tế và các quốc gia liên minh, hay nói cách khác,
nếu ông đưa ra một chính sách khuyến khích thật sự để họ giảm bớt quan hệ
buôn bán với Anh, thì liệu có thể đoán được kết cục sẽ khác đi thế nào?
QUYỀN LỰC THỰC TẾ VÀ QUYỀN LỰC TINH THẦN
Sự mở rộng quyền lực của Napoleon thông qua các cuộc chinh chiến quân
sự, sự nô dịch hóa chính trị và sự đeo đuổi quyền bá chủ kinh tế đã được
phân tích rõ trong các phần trước. Tuy nhiên, trước khi đế chế suy tàn và
dần sụp đổ, đã có các dấu hiệu cho thấy ông đang mất ưu thế trong quan hệ
với Giáo hoàng Pius VII. Mọi hy vọng hoà giải cuối cùng giữa nhà thờ và
nhà nước tại Giáo ước năm 1801 và tại lễ đăng quang năm 1804 đã tan biến
trong những năm sau đó. Nếu “Đế chế rộng lớn” được hình thành bất chấp
sự rạn nứt ngày càng lớn giữa hai bên thì sự sụp đổ của nó một phần là do
thái độ đối xử thô bạo của Napoleon đối với nhà thờ và sự xa lánh của Giáo
hoàng khi vị hoàng đế lưu vong đã nhờ giúp đỡ tại St Helena. Mối bất hòa
giữa quyền lực thật sự và quyền lực tinh thần có nhiều bước ngoặt quan
trọng trong giai đoạn 1806-1814 và người ta đã so sánh nó với một số
trường hợp đối đầu nổi tiếng thời Trung cổ, như giữa Vua Henry IV và
Gregory VII, giữa vua Henry II với Thomas Becket. Trong khi Napoleon