không nhất quán, và vì sai lầm này mà đôi khi tôi bị buộc tội không công
bằng.
Tâm trạng hơi khác lạ này còn kéo dài vài ngày sau đó. Vào ngày 20/11,
ông nói: “Tôi thấy khó xác định được chắc chắn đâu là suy nghĩ của tôi về
một vấn đề”.
Tuy nhiên, khi bị giam cầm, quan điểm của ông về vấn đề tham vọng lại tập
trung vào một khía cạnh hoàn toàn khác. Nếu xét kỹ thì thấy, dường như
chiến dịch đầu tiên đánh Italy đã ảnh hưởng tới “lối suy nghĩ khái quát của
ông”. Theo những ghi chép của Las Cases về cuộc đối thoại vào ngày 1-
6/9/1815 trên chuyến tàu HMS Northmberland tới St Helena, Napoleon nói:
“Mãi đến sau Lodi (trận đánh ngày 10/5/1796), tôi mới nảy sinh ý nghĩ trở
thành nhân vật chủ chốt trong các sự kiện chính trị. Đó là lúc tham vọng
của tôi bùng cháy”. Ít nhất ông cũng liên tưởng đúng đắn tham vọng vừa
trỗi dậy của mình với sức mạnh quân sự, điều duy nhất làm cho nó trở
thành hiện thực. Tuy nhiên, khi ông sống ở St Helena và bàn luận về vấn đề
này kỹ lưỡng hơn, ông lại lý giải nó bằng ngôn ngữ khá kỳ lạ và khác
thường. Ngày 1/5/1816, Las Cases đã ghi lại một trong những cuộc đối
thoại như vậy:
Liệu tôi có bị buộc tôi vì tham vọng quá nhiều? Tôi được phép có niềm đam
mê và nó thật sự rất lớn lao; Có lẽ tham vọng của tôi là tham vọng lớn nhất
đã từng tồn tại!... Tham vọng thiết lập và mở ra một triều đại của lẽ phải,
thỏa mãn mọi nhu cầu của con người! Các nhà sử học sẽ cảm thấy hối tiếc
nếu không thực hiện được những tham vọng như vậy!
Liệu vinh quang của một vị hoàng đế mà Napoleon có được có phải là do
thành công trên con đường chinh phục quân sự hay những trận chiến không
ngừng trên khắp các mặt trận? Ngày 11/11/1816, Napoleon đã trả lời một
người bạn tù: