nhà phê bình William Hazlitt. Trong khi sự cấp tiến và thù hận của ông đối
với chính phủ Anh bắt nguồn từ việc ông không theo quốc giáo và xuất thân
là người Ireland, ông cũng bị lôi cuốn bởi cuộc chiến dũng cảm của
Napoleon chống lại chế độ chuyên quyền thất thế của châu Âu. Sự ngưỡng
mộ của ông đối với Napoleon chưa bao giờ suy giảm và trong tác phẩm Life
of Napoleon (Cuộc đời của Napoleon) xuất bản rất lâu sau đó, vào năm
1830, ông đã ca ngợi những phẩm chất của người anh hùng, người đã nỗ
lực hơn bất cứ ai để chống lại những nguyên tắc vô lý về đặc quyền của nhà
vua.
Tuy nhiên, đấy là một trong những trường hợp hiếm hoi, còn hầu hết các
nhà văn Anh luôn có thái độ thù địch. Hình ảnh một Napoleon xấu xa luôn
xuất hiện trong các tác phẩm của họ cho dù họ có quan điểm chính trị khác
nhau. Nhà văn Coleridge, người có thái độ đối kháng sâu sắc với Napoleon,
thể hiện rõ điều này qua các tác phẩm văn xuôi của mình. Trong khi những
người khác lại chọn cách thể hiện là thơ. Hai nhà thơ Wordsworth và
Southey (sau này trở thành những nhà thơ của triều đình vào năm 1813) nổi
trội nhất trong số những tác giả cấp tiến − những người tỏ ra thất vọng
trước sau Cuộc cách mạng Pháp, đặc biệt những gì xảy ra sau sự kiện
Brumaire. Ngay từ giai đoạn đầu của cuộc chiến, Wordsworth đã gọi
Napoleon là “Robespierre trên lưng ngựa”, hình ảnh được nhà thơ ví như
một kẻ cướp, và đây là khởi nguồn cho lời nhận xét của Carlyle sau này khi
cho rằng “Napoleon là đồng đảng với lũ cướp”. Wordsworth cũng tin rằng
tại các thời điểm khác nhau, tinh thần dân tộc của người Phổ, người Tây
Ban Nha, người Áo, Tyrolese, người Nga và dĩ nhiên cả người Anh cuối
cùng sẽ đánh bại Napoleon.
Walter Scott, người cũng xây dựng hình ảnh Napoleon giống như một tên
cướp, đã góp một tiết tấu đầy phong cách vào bản nhạc lăng mạ Napoleon.
Sự căm thù Napoleon chủ yếu xuất phát từ sự tôn sùng chế độ phong kiến
và ông là người rất bảo thủ, luôn muốn duy trì trật tự xã hội cũ. Về mặt này,
thái độ của ông ngược với những người theo trường phái Hazlitt(42). Ông