nguồn từ những nguyên tắc mà Napoleon đặt ra và bởi sức hút từ con người
ông đối với giới văn nghệ sĩ thời kỳ đó.
Hầu hết các chính trị gia ưu tú của Anh, thậm chí hệ thống nghị viện chưa
được cải tổ, đã nuôi dưỡng ý tưởng về một dân tộc tự do được cai trị bởi
một thể chế đã được kiểm nghiệm và khai sáng. Nếu đem so sánh thì đế chế
của Napoleon giống như một mạng lưới chuyên quyền quân sự được mở
rộng. Chính sách phong tỏa lục địa năm 1806-1813 đã đe dọa nghiêm trọng
đầu ra của các ngành nghề truyền thống của Anh ở thị trường nước ngoài và
đây có thể coi là một chính sách không khả thi, ra đời từ sự tuyệt vọng. Để
chống lại điều đó, người Anh đã dựa vào uy lực của Hải quân Anh, vào khả
năng phong tỏa kẻ thù dọc bờ biển và bản chất nhanh nhạy của giới công
thương Anh. Từ năm 1808, Anh không phải mở những chiến dịch quân sự
dai dẳng đối với châu Âu lục địa. Với sự trợ giúp các đồng minh trong lục
địa, Anh đã đạt được mục đích bằng con đường ít chông gai hơn. Tóm lại,
dù vẫn luôn quan tâm đến Napoleon và dành sự khâm phục đối với tài năng
quân sự của ông, nhưng những người Anh đương thời vẫn nhìn nhận
Napoleon với một thái độ tự cao. Có lẽ chính thái độ đó đã khiến cho nước
Anh phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng liên tục và phải chống đỡ
những áp lực chiến tranh với Pháp và điều này chỉ kết thúc khi chiến thắng
cuối cùng xuất hiện.
TỪ QUÁ KHỨ ĐẾN HIỆN TẠI
Rõ ràng là tất cả những lời ngợi ca hay chê bai Napoleon đều bắt nguồn từ
những bài viết của các tác giả đương thời ở thời kỳ đầu, không chỉ giới hạn
ở các tác giả Pháp. Mặt khác, sự tái hiện truyền thuyết về Napoleon bằng
những ngôn ngữ và hình ảnh mang tính răn dạy cho thế hệ sau là một đặc
điểm nổi bật nhất của những nghiên cứu tại Pháp trong suốt Chiến tranh thế
giới thứ hai. Về khía cạnh này, chúng ta phải nhìn nhận Napoleon là một
phần của quá trình thay đổi xuyên suốt từ Cuộc cách mạng Pháp tới triều
đại Napoleon. Bước ngoặt lịch sử không phải là năm 1799 hay năm 1804 và