hùng, những bức tranh chiến thắng và những biểu tượng khác về thời kỳ
huy hoàng đã qua. Nhưng đây có phải là cái giá để 900 nghìn người Pháp
và những nạn nhân của chiến tranh phải chiến đấu ác liệt để rồi tử trận? Bên
cạnh các điều khoản đất đai khắc nghiệt, Hiệp ước Hòa bình Paris lần thứ
hai đã áp đặt cho nước Pháp mức bồi thường chiến tranh là 700 triệu Frăng
trả trong vòng 5 năm và chưa kể đến chi phí bồi thường cho việc chiếm
đóng của 150 nghìn quân Đồng minh ở biên giới phía bắc và phía đông.
Cho đến cuối năm 1815, dư âm còn sót lại sau những chiến thắng huy
hoàng chỉ đủ thắp lên một thứ ánh sáng leo lét ở Pháp, nhưng nó lại làm cho
sức nóng về huyền thoại Napoleon sau này trở nên rực rỡ hơn.
Tuy nhiên, Napoleon đi vào huyền thoại của nước Pháp không chỉ với tư
cách một vị chỉ huy quân đội hay một nhà chinh phục đế chế tài ba. Những
gì còn sót lại sau khi ông bị lật đổ vẫn có giá trị lâu dài và hầu hết chúng
đều nằm ở phương thức cai trị dân sự của ông. Trên thực tế, dường như có
quá nhiều đạo luật của Bộ luật Dân sự này không xuất hiện trong thời
hoàng kim của Đế chế mà được bắt nguồn từ thời kỳ sớm hơn, đặc biệt là
trong thời kỳ Chế độ tổng tài. Những văn bản ghi chép theo thứ tự thời gian
sau đó đã xác nhận quan điểm này: Ngân hàng nước Pháp (ngày 6/1/1800),
các quận trưởng (ngày 17/2/1800), Giáo ước của nhà thờ Catholic (ký ngày
16/7/1801 và chính thức xuất bản ngày mồng 8/4/1802), các trường trung
học công lập hay Lycées (ngày 1/5/1802), tiêu chuẩn lưỡng kim hay “franc
de germinal” (ngày 28/3/1803) và điển hình nhất là Luật dân sự (ngày
21/3/1804).
Tất cả những cải cách này đều xuất hiện trước khi Đế chế chính thức ra đời
vào ngày 18/5/1804, và trở thành luật lệ cơ bản của Đế chế. Bằng cách này
hay cách khác, tất cả những văn bản này vẫn tồn tại bất chấp sự sụp đổ của
Napoleon, kể cả những văn bản còn nhiều điểm nghi vấn và không đáng tin
cậy, điển hình là Giáo ước. Các biện pháp cai trị của Napoleon như Bộ luật
Hành chính dân sự (1806), Bộ luật thương mại (1807), Bộ luật Hình sự
hoặc Bộ luật Thủ tục hình sự (1808), và Bộ luật Hình phạt (1810), cũng như