DI SẢN CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG HÒA VÀ TẦM NHÌN ĐẾ CHẾ
Nhìn từ nhiều góc độ, lễ kỷ niệm hai trăm năm Cuộc cách mạng Pháp năm
1989 là một trò lừa gạt. Ấn tượng còn đọng lại sau nhiều năm là một cuộc
trình diễn mang nét đặc trưng của nền cộng hòa. Với những gì mà người
Pháp đang tưởng niệm, thực chất giống như một phiên bản tinh tế mang
tính truyền thống của nền cộng hoà. Sẽ rất thú vị khi ta chờ xem họ sẽ làm
gì trong một lễ kỷ niệm hai trăm năm khác – gọi là sự kiện Brumaire – vào
năm 1999: đến lúc đó, liệu đế chế Napoleon có được nhìn nhận như một
phần của quá khứ vinh quang đã bị chôn vùi, hay chỉ như một di sản quan
trọng của thời hiện tại.
Khi đặt trong bối cảnh tháng 11/1799, vấn đề này có mối liên hệ trực tiếp
tới những gì Napoleon được thừa hưởng từ Cuộc cách mạng, và tới những
gì ông đã làm với di sản để lại này. Trước khi diễn ra sự kiện Brumaire, các
luồng tư tưởng bắt nguồn từ các sự kiện chính trị năm 1789 đã không gặp
nhau ở cùng một điểm. Chúng ta luôn phải nhớ rằng trong ba năm đầu tiên,
Cuộc cách mạng đã phát triển chế độ quân chủ đã được cải tổ. Thể chế đầu
tiên của cách mạng tháng 9/1791 dĩ nhiên là một thể chế quân chủ. Tuy
nhiên, những thiếu sót mang tính thực tiễn của nó đã bộc lộ khá rõ trong
cuộc chiến tháng 4/1792. Trong ba năm đầu tiên đó, các nhà lãnh đạo cách
mạng đã không thừa nhận mình là người theo chế độ cộng hòa nhưng lại là
những nhà hùng biện tài ba cho một nền quân chủ chuyên chế. Xuất thân xã
hội và sự nghiệp của họ đều từ tầng lớp thượng lưu hoặc là những công dân
ưu tú được đào tạo bài bản của chế độ cũ. Điều gây tranh cãi là dưới sự chỉ
đạo của Hội đồng Lập hiến năm 1789-1791, hầu hết những cải cách thể chế
có sức sống lâu bền của cách mạng lại được thực thi và hoàn thành trong
cùng thời gian đó. Nguyên nhân khiến dân chúng Pháp có tâm trạng như
trước ngày diễn ra Cuộc cách mạng là những lời phàn nàn từ tất cả các khu
vực bầu cử trong thời gian trước cuộc tổng tuyển cử năm 1789. Đặc biệt,
điều này cho thấy, dân chúng Pháp không mấy mặn mà với nền cộng hòa.