“một nền cộng hòa duy nhất và không thể chia rẽ”. Lý tưởng cộng hòa hiểu
theo nghĩa thông thường là quyền đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội của các cá
nhân và nhà nước. Nó là công cụ hữu hiệu thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, và ít
quan trọng nhất trong di sản mà Napoleon để lại. Trên thực tế, hầu hết các
lý tưởng này đều biến mất sau tháng nóng(22) (lịch cộng hòa Pháp) năm
thứ II.
22 Tháng nóng: (tháng thermidor - lịch Công hòa Pháp năm thứ II): Cuộc
đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh.
Như vậy, về mặt thể chế, Cuộc cách mạng đã để lại cho hậu thế một nền
cộng hoà, ít ra là trong các thuật ngữ hiến pháp chính thức. Câu hỏi đặt ra
là, trước sự kiện Brumaire, tự do và dân chủ của nền cộng hòa ấy đã ảnh
hưởng như thế nào tới quá trình chính trị? Ai có thể khẳng định Pháp sẽ
phát triển ra sao nếu bản Hiến pháp Gia-cô-banh ngày 24/6/1793 được thực
hiện? Viễn cảnh của nền cộng hòa mà Herault de Sechelles, nhà tiên phong
bảo vệ nó, đã trình lên Hội nghị Quốc gia vào ngày 10/6 vừa cấp tiến vừa
dân chủ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đó chỉ là một “văn bản chết”
ngay từ đầu, và đã chính thức bị hoãn thi hành “cho tới khi hòa bình” vào
ngày 10/10. Đó chỉ là viễn cảnh về một nền cộng hòa trong tương lai của
Đảng cánh tả Pháp, đặc biệt là trong và sau năm 1848 nhưng tác động của
nó lên các chủ thể hiện tại lại rất hạn chế.
Chủ nghĩa cộng hòa Napoleon kế thừa vào tháng 11/1799 lại theo kiểu
khác. Các hình thức của nó bắt nguồn trực tiếp từ bản hiến pháp năm thứ III
và được hoàn thành vào tháng 9/1795. Ngoài sắc lệnh khét tiếng ngày 22/8
năm đó buộc Cơ quan Lập pháp mới phải rút 2/3 thành viên khỏi các vị trí
trong hội nghị quốc gia, các điều khoản cho bản Hiến pháp được phác thảo
nhằm duy trì quyền lực của tầng lớp có tài sản và địa vị. Những điều khoản
về quyền bầu cử trực tiếp của nhân dân đưa ra năm 1793 áp dụng cho Cơ
quan Lập pháp trung ương hoặc tòa án thành phố và địa phương đã không
còn hiệu lực. Những nguyên tắc cơ bản của cuộc bầu cử và các cuộc trưng