Hội đồng 500 thành viên này có vai trò soạn thảo các dự luật và Hội đồng
Nguyên lão là thông qua, phê chuẩn chúng. 1/3 thành viên trong các cơ
quan sẽ được thay đổi hàng năm.
Ngoài ra, còn có Hội đồng Quản lý cao cấp gồm 5 thành viên được Hội
đồng Nguyên lão chọn ra từ danh sách 50 thành viên thuộc Cơ quan Lập
pháp do hội đồng 500 thành viên đệ trình. Quan đốc chính được bầu chọn
từ các hội đồng có nhiệm kỳ 5 năm và người kế vị cũng được lựa chọn theo
quy trình tương tự. Quan đốc chính hoạt động độc lập với Cơ quan Lập
pháp. Chức năng của quan đốc chính là quyền bổ nhiệm các tướng quân đội
và 7 bộ trưởng. Giống như một bài kiểm tra lòng trung thành, hàng năm,
các quan đốc chính phải tuyên thệ bất hợp tác với các thành viên trong
hoàng gia và tình trạng vô chính phủ.
Quy định đó thoạt đầu giống như một nghi thức phổ biến chính thức nhưng
thực tế nó hàm chứa một mục đích chính trị quan trọng. Mục tiêu chính của
vụ đàn áp các cuộc nổi loạn của thợ thủ công tại Paris trong thời kỳ phôi
thai và tháng đồng cỏ (lịch Cộng hòa Pháp) năm thứ III (ngày 1/4 và 20-
23/5/1795) là xây dựng một chế độ dân chủ tồn tại mãi mãi. Mục tiêu này
gần như đã thành công nhờ các cuộc nổi dậy kéo dài nhiều năm của những
người theo phái Sanculttes cấp tiến tại thủ đô. Đồng thời, các chính trị gia
đã quyết định ngăn cản sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hoàng. Cuộc nổi dậy
13 tháng mùa gặt (lịch cộng hòa Pháp) năm thứ IV (5/10/1795) bị đàn áp dễ
dàng chỉ trong vài tuần trước khi Hội đồng Đốc chính ra đời. Khoảng hai
năm sau đó, cuộc nổi dậy quy mô hơn do những người bảo hoàng khởi
xướng cũng đã bị ngăn chặn từ trong trứng nước bởi sự kiện tháng trái cây
18 năm thứ V (4/9/1797). Tầm quan trọng của các chuỗi sự kiện này đối với
sự nghiệp của Napoleon và vai trò quân đội khi tác động sâu tới chính trị đã
được đề cập ở chương trước.
Bạo lực và các hành động phi chính phủ đã thúc đẩy Hội đồng Đốc chính
nhằm hành động ngăn chặn sự thách thức từ Đảng cánh hữu (những người