một “khoa học quản lý” làm nảy sinh yêu cầu thống kê mà Woolf nhìn nhận
như một “nhánh trực tiếp của Kameralwissenschaft” – những ý tưởng khai
sáng nghệ thuật quản lý đất nước tại Đức trong suốt thế kỷ XVIII. Thực tế,
như Woolf đã thừa nhận, “mô hình” này được áp dụng thành công tại các
lãnh thổ bị chinh phục hơn các khu vực khác. Trong “nước Pháp cũ”, mô
hình được thực hiện khá hiệu quả nhưng thực tế chưa bao giờ là một mô
hình quân bình và công bằng. Nó chủ yếu nhắm tới các tầng lớp có tài sản
và sự nghiệp, gồm cả những người có vị trí quan trọng trước kia. Xem xét ở
kỹ hơn cấu trúc nhà nước thời Napoleon, Louis Bergeron kết luận rằng,
“Pháp đã thay đổi từ năm 1800 đến 1815. Và có một nghịch lý là Napoleon
vừa tụt lại phía sau lại vừa tiến trước thời đại, kẻ chuyên quyền khai sáng
và cũng là nhà tiên tri của nhà nước hiện đại thế kỷ XXI.
Giờ đây, chúng ta có thể nhìn lại và tổng hợp các điểm cơ bản trong chính
phủ dân sự của Napoleon và đưa ra những kết luận về việc chính phủ dựa
vào đâu và đã tiến xa như thế nào so với Cuộc cách mạng. Rõ ràng các cuộc
cải tổ cách mạng đã góp phần hợp lý hóa các chức năng dân sự của nhà
nước Pháp và sản sinh ra những công dân ưu tú có kinh nghiệm mà
Napoleon muốn trọng dụng. Nhưng đó là khi không xét đến thời kỳ khủng
bố, đến những chế độ Cách mạng khác đã cố gắng bảo tồn các nguyên tắc
bầu cử và bổ nhiệm vị trí cho các cơ quan quản lý, đặc biệt là ở cấp địa
phương đã xuất hiện từ cuối năm 1789. Trong sự so sánh đó, nhà nước dân
sự của Napoleon được quản lý theo các quy tắc quyền lực. Nguyên tắc bầu
cử cơ bản để bổ nhiệm các vị trí trong cơ quan địa phương, khu hành chính
và chính phủ đã bị loạt bỏ ngay từ đầu. Nguyên tắc phân chia quyền lực và
thể chế đối trọng, cân bằng trên thực tế cũng bị vứt bỏ.
Mặc dù có những điều khoản chính về một Cơ quan Lập pháp hình thành từ
bầu cử cũng như dự định về quyền cai trị “phổ biến” nhưng chính phủ
Napoleon đã được triển khai bằng nguyên tắc quyền lực quyết đoán. Quyền
lực và trách nhiệm được trao từ trung ương và từ cấp cao nhất, xâm nhập
theo các cấp độ khác nhau vào các thể chế công và các vùng của nhà nước