Pháp. Chúng được tập trung vào một cơ quan. Cơ quan này sẽ tìm cách thao
túng các Cơ quan Lập pháp, và khi cần thì quản lý chúng qua các sắc lệnh.
Vị trí, chức năng, lương bổng, sự thăng quan tiến chức chính thức và thanh
danh xã hội đều do các quy tắc thứ bậc quyết định và mang tính chuẩn mực.
Người hưởng lợi trước nhất từ chế độ cộng hòa cách mạng – Napoleon − đã
tính toán để loại bỏ nó từ bản chất bằng cách ban đầu chấp nhận rồi sau đó
từ bỏ các hình thức chung của nó. Quá trình này diễn ra từ từ theo một kế
hoạch từ trước. Gần ba năm trôi qua kể từ khi bản Hiến pháp năm thứ VIII
vào ngày 4/8/1802 được công bố đến chế độ tổng tài suốt đời do Viện
Nguyên lão lập ra trong khoảng thời gian hòa bình ngắn ngủi mà người
Pháp biết tới dưới chế độ cai trị của Napoleon. Bản Hiến pháp năm thứ XII
được công bố với cùng một quy trình vào ngày 18/5/1804, 21 tháng sau đó.
Bản Hiến pháp này được thượng viện ủng hộ, Cơ quan Lập pháp cũng như
hộ dân quan. Việc sử dụng chính thức lịch cộng hòa vẫn tiếp tục hơn một
năm sau, nhưng từ ngày 1/1/1806, đế chế Pháp chính thức theo lịch Giáo
hoàng Gregorian. Từ trước đó, Napoleon đã phá vỡ một nguyên tắc cơ bản
nhất của chế độ cộng hoà: Quyền lực và sức mạnh, cho dù ở nhà nước dân
sự hay trong quân đội, không thể tập trung vào tay một cá nhân. Đế chế
Napoleon không khác một chế độ quân chủ chuyên chế ẩn mình dưới một
cái tên khác. Chủ quyền, gắn với “quốc gia” hay “dân tộc” ở mỗi thời kỳ
khác nhau trong cách mạng một lần nữa được xác định trong một con
người.
ĐỐI PHÓ VỚI LÀN SÓNG PHẢN ĐỐI
Cuộc đảo chính Tháng sương mù được tuyên truyền như sự trở lại của một
chính phủ mạnh, có tổ chức và mang lại một sự hòa giải chính trị tại Pháp.
Điều này rõ ràng có tác động quan trọng đến việc quan tổng tài thứ nhất sẽ
đối phó thế nào với các nhóm có quan điểm và hành động chính trị đe dọa
tới quyền thống trị của mình. Trong thời kỳ cách mạng, khái niệm “tội khi
quân”, tội lật đổ, phản bội tổ quốc và tội phải chịu hình phạt cao nhất của
Bourbon, được thay thế bằng khái niệm “tội phản quốc”. Trên thực tế, khái