chặt thêm bằng đạo luật trừng phạt năm 1810. Thêm vào đó, đạo luật tháng
12/1803 yêu cầu mỗi công nhân ngành công nghiệp phải có một sổ nhật ký
làm việc và cần sự phê chuẩn của một cảnh sát trước khi được phép thay
đổi ông chủ. Những biện pháp này góp phần giảm bất ổn trong các tầng lớp
nhân dân, thậm chí còn khiến họ phục tùng chế độ của ông. Tuy nhiên, nếu
giả định của ông đúng, có lẽ là nhờ phần nhiều vào “yếu tố may mắn” khi
có những vụ mùa bội thu trong suốt thời kỳ Đế chế.
GIÁO ƯỚC
Giáo ước của Napoleon với Giáo hoàng năm 1801 được coi là một động
thái hòa giải chính trị trong thời kỳ đầu của chế độ tổng tài. Tính phổ biến
của Giáo ước này chỉ có thể được đánh giá qua mối quan hệ với các cuộc
khủng hoảng. Những cuộc khủng hoảng đã nhấn chìm Nhà thờ Pháp kể từ
khi xung đột nổ ra xung quanh bản Hiến pháp dân sự của giới tăng lữ
(tháng 7/1790). Với một số điều khoản mới quy định việc tăng lương cao và
đều đặn cho các linh mục xứ đạo, cuộc cải tổ này lẽ ra phải được giới tăng
lữ ủng hộ. Tuy nhiên, yêu cầu về một lời tuyên thệ với bản Hiến pháp dân
sự (tháng 11/1790) khiến họ phải đương đầu với cuộc khủng hoảng lương
tâm nghiêm trọng, đặc biệt khi Giáo hoàng Pius VI đặt ngoài vòng pháp
luật biện pháp này và chỉ thị cho cả giới tăng lữ Pháp từ chối lời tuyên thệ
trong tháng 3 và tháng 4/1791. Song ngoại trừ bảy người nghe theo Giáo
hoàng, còn lại hầu hết các giám mục có tước vị thấp hơn trong giới tăng lữ
bị chia rẽ thành hai phe. Nhiều tăng lữ cứng đầu đã tham gia vào lực lượng
bảo hoàng trong các phong trào phản cách mạng, chủ yếu tại các tỉnh phía
tây.
Một trong số các di sản mà Cuộc cách mạng để lại cho Napoleon là một nhà
thờ Thiên Chúa giáo đã tuyệt giao hoàn toàn với Rome. Và vấn đề này trở
nên trầm trọng hơn trong các chế độ sau này. Lo sợ sự lan tràn của chiến
dịch “làm biến mất công giáo” do các chiến binh Gia-cô-banh khởi xướng
năm 1793-1794, chính phủ Montagnard chống lại và dần loại trừ các thủ