HỒ SƠ QUYỀN LỰC NAPOLEON - Trang 70

Giờ đây, có thể hơi quá khi nói Giáo ước chỉ công nhận một việc đã rồi
nhưng không thể nghi ngờ khả năng phán đoán sắc sảo của Napoleon về
tình trạng sùng bái tôn giáo ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Giáo
hoàng Pius VI đã qua đời tại Valence, Pháp, tháng 8/1799 và việc bầu Giáo
hoàng mới, Cardinal Chiaramonti, một thầy tu xứ Benedictine và Tổng
Giám mục của Imola, người đã thừa nhận tiếng tăm của Pius VII vào tháng
3/1800, đã đem lại cho quan tổng tài thứ nhất cơ hội hòa giải với Rome.
Mọi người đều hiểu rõ động cơ của ông hoàn toàn không mang tinh thần tín
ngưỡng mà rất thực dụng. Như ông đã từng có nhận xét nổi tiếng: “Trong
tôn giáo, tôi không chỉ thấy bí mật hiện thân của Chúa mà còn bí mật về thứ
tự cấp bậc xã hội”. Ông cũng đi tìm sự công nhận của Giáo hoàng cho
những việc làm táo bạo của mình. Điều mà ông cho là sẽ giúp lập lại hòa
bình với người Vande, tách những người di cư ra khỏi những người
Bourbon bị trục xuất và tạo điều kiện đồng hóa các vùng đất sáp nhập hay
bị chiếm đóng như Bỉ, bờ Rhene và Peidmont − những vùng đất có nhiều
người theo đạo Thiên Chúa.

Ngay sau khi thoát khỏi các cam kết quân sự trong chiến dịch Marengo toàn
thắng năm 1800, Napoleon đã đưa ra lời đề nghị đầu tiên với Rome. Giáo
hoàng Pius VII có thể nhận ra ngay lợi ích cho nhà thờ trong thỏa thuận đó
nhưng phản ứng đầu tiên của ông là nghi ngờ và thận trọng. Chính những lo
ngại về sự chiếm đóng của Pháp tại các quốc gia thuộc về Giáo hoàng đã
khiến ông cử Spina và Caseli là các đại diện toàn quyền đặc biệt tới Paris
tháng 9 năm đó. Ban đầu, Bernier, người từng theo Chouan cũ, trở thành đại
diện cho Napoleon và đây dường như là một lựa chọn khôn ngoan, đồng
thời d’Hauterive, một cộng sự của Talleyrand được chỉ thị lập ra các điều
khoản của Giáo ước. Tuy nhiên, đây chỉ là bước khởi đầu cho quá trình
thương lượng bí mật, khó khăn kéo dài. Khi mất dần kiên nhẫn, Napoleon
quyết định tận dụng lợi thế hòa bình sẵn có với Áo tại Luneville (9/2/1801)
để củng cố vị thế của ông tại Italy và buộc Giáo hoàng phải nhượng bộ.
Ông cử Cacault, một quan chức ngoại giao, tới Rome để gây sức ép trực
tiếp lên Pius và gửi tối hậu thư tới Giáo hoàng vào tháng 5/1801. Tuy nhiên,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.