cho tới cuối năm 1807 khi chiến tranh tại bán đảo Iberian có ảnh hưởng tiêu
cực tới thị trường. Một tác động kinh tế trên diện rộng của chính sách tiền
tệ “cứng rắn” của Napoleon là giá, mặc dù nó có xu hướng đi lên trong suốt
thời kỳ chiến tranh kéo dài nhưng vẫn ở mức chấp nhận được ở các thị
trường tiêu dùng chính yếu. Về mặt thể chế, rất nhiều các cuộc cải tổ tài
chính của Napoleon đã tiếp tục phát huy tác dụng sau khi đế chế của ông
sụp đổ.
Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt. Nếu Napoleon xử lý hiệu quả các vấn đề
nợ công mà các thể chế trước đó không thực hiện được thì ông cũng thừa
nhận các khoản nợ chưa thanh toán được của Hội đồng Đốc chính, ước tính
khoảng 90 triệu Frăng. Dĩ nhiên, có những nguyên nhân về chuyên môn
không rõ ràng cho sự việc này, song điều quan trọng nhất trong suy nghĩ
của ông có lẽ là tầm quan trọng của đạo luật uy quyền lập ra để phá bỏ quá
khứ tai tiếng. Khi Hà Lan được sáp nhập vào Đế chế vào năm 1810, thì các
khoản nợ chưa thanh toán khoảng 78 triệu Frăng của nước này đã bị lờ đi.
Quỹ thanh toán, ban đầu hình thành với chức năng đảm bảo khi Nhà nước
cần tới tiền giấy ủy thác, đã sụp đổ trong hỗn loạn. Vào năm 1813-1814 khi
lạm phát tăng cao, quyền phát hành trái phiếu của quỹ thanh toán đã vượt ra
ngoài tầm kiểm soát do không nhận được phản ứng tích cực từ phía dân
chúng. Hơn nữa, khi mức chi tiêu chính phủ ngày càng tăng từ mức dự tính
700 triệu Frăng năm 1806 lên tới hơn 1.000 triệu Frăng năm 1812 và 1813,
trong đó có tới 80% là chi phí dành cho chiến tranh. Vậy nên, nguồn thu
của chính phủ ngày càng trở nên khan hiếm. Ngân sách của Đế chế mất đi
sự cân bằng đã đạt được trong những năm trước đó. Một phương pháp mà
Napoleon áp dụng để tăng lượng tiền mặt trong thời kỳ khó khăn này là
phát hành “giấy phép đặc biệt” cho việc buôn bán với các quốc gia thuộc
địa, động thái này đã phá vỡ tính nghiêm ngặt của chính sách phong tỏa
kinh tế chống nước Anh của ông.
Sẽ là sai lầm nếu kết luận rằng các thành tựu đạt được trong lĩnh vực tài
chính của Napoleon được bắt nguồn từ việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực