trong nước. Khi tầm nhìn Đế chế của ông vươn xa hơn, ông ngày càng phụ
thuộc vào khoản thu nhập khổng lồ từ các nước thuộc địa và các quốc gia
vệ tinh để trang trải cho các cuộc chinh phạt của nước Pháp. Các chiến
thắng quân sự đã giúp ông có được cơ hội áp đặt một khoản bồi thường đối
với các quốc gia bại trận, đáng chú ý nhất là trong và sau các chiến dịch
quân sự thành công vào năm 1805-1807. Theo đó, chiến tranh được nhìn
nhận là một “điều tốt đẹp” mà chi phí sẽ được kẻ bại trận bồi hoàn. Tương
tự trong năm 1809, Áo đã phải trả 164-250 triệu Frăng cho Pháp sau chiến
dịch Wagram. Sau thất bại Jena-Auerstadt, nước Phổ nợ chồng chất với
khoản bồi thường 311 triệu, sẽ thanh toán bằng tiền kim loại. Trong giai
đoạn 1806-1812, tổng mức bồi thường của nước này cho Pháp được dự tính
ở mức từ 470-514 triệu. Nếu ước tính của Gaudin là đáng tin cậy thì khoản
phạt bồi thường chiến tranh luôn chiếm 1/3 doanh thu của Napoleon trong
giai đoạn 1806-1807. Hơn nữa, cái gọi là “phạm vi đặc biệt” được lập ra
đầu năm 1810 với mục đích chính xác là vơ vét các nguồn lực tài chính của
các quốc gia thuộc địa nhằm phục vụ cho mục đích của chính bản thân ông.
Tóm lại, sự đánh giá cuối cùng về các thành tựu trong lĩnh vực tài chính của
ông sẽ không bao giờ là hoàn chỉnh nếu không xem xét chính sách khai thác
không thương xót đối với các quốc gia thuộc địa và các quốc gia vệ tinh của
Pháp trong quãng thời gian thịnh vượng của Đế chế.
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
Không có một thể chế pháp luật nào của chế độ cũ, từ các tòa án cấp thấp
nhất cho tới các tòa thượng thẩm, có thể tồn tại được qua các cuộc cải tổ cơ
bản của Cách mạng. Nếu các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong suốt
thời kỳ Khủng bố một lần nữa bị loại bỏ như một sự sai lầm thì những
nguyên tắc cơ bản trong việc tái cơ cấu nền luật pháp Pháp trong thập niên
1790 là sự thống nhất của tòa dân sự và hình sự ở tất cả các khu hành chính
mới của Pháp và cơ quan chức năng của họ. Đó chính là hệ thống áp dụng
thời Brumaire. Hầu hết mô hình cơ bản của hệ thống này đã được Napoleon
giữ lại theo hai nguyên tắc: sự công bằng của luật pháp và sự độc lập của bộ