nhau trong những kẻ thái nhân cách tội phạm cũng như không tội phạm.
[21]
3. Kẻ thái nhân cách là thế nào?: Những tranh cãi trong chẩn đoán
Điều quan trọng khi xem xét câu hỏi này là hiểu rằng có những tranh cãi.
Một bên là mô tả truyền thống về chứng thái nhân cách bắt nguồn từ dòng
tâm lý học châu Âu như nói đến ở trên và tổng kết bởi Lobaczewski kết
hợp với dòng tâm lý học lâu đời hơn nữa ở Bắc Mỹ với những tên tuổi như
Hervey Cleckley, Robert Hare và những người khác. Những nghiên cứu
này nói chung là trùng khớp với kinh nghiệm của các nhà tâm thần học,
tâm lý học, nhân viên tư pháp hình sự, nhà thực nghiệm tâm lý bệnh học và
thậm chí cả các thành viên bình thường trong cộng đồng đã từng có tiếp
xúc cá nhân với chứng thái nhân cách.
Ở bên kia của cuộc tranh cãi là cái gọi là trường phái "tân Kraepelin"
(Emil Kraepelin) trong chẩn đoán tâm lý, có liên quan chặt chẽ với những
nghiên cứu từ trường đại học Washington ở St. Louis, bang Missouri. Quan
điểm của trường phái này đi theo các tiêu chí chẩn đoán trong DSM-III,
DSM-III-R và DSM-IV cho chứng rối loạn nhân cách chống xã hội
(ASPD). Phương pháp cơ bản của trường phái này trong việc đánh giá một
kẻ thái nhân cách gần như dựa hoàn toàn vào những hành vi được biết đến
hoặc được quan sát công khai. Giả định của họ là bác sĩ không có khả năng
đánh giá một cách chính xác các đặc tính về cảm xúc hay quan hệ cá nhân.
Một giả định nữa là phạm pháp ở tuổi vị thành niên là triệu chứng cơ bản
của ASPD. Điều này có xu hướng nhấn mạnh vào những hành vi phạm
pháp hay chống xã hội, nghĩa là những hành vi quan sát được công khai
mặc dù chúng có thể không phản ánh mấy cấu trúc nội tâm của cá nhân đó.
Các tiêu chí trong DSM-III cho ASPD được quyết định bởi ủy ban dự
thảo DSM-III của Hiệp hội Tâm thần Mỹ và chỉ được sửa đổi chút ít bởi
một ủy ban khác cho phiên bản DSM-III-R. Các tiêu chí trong DSM-IV
cũng được quyết định bởi một ủy ban mà hầu như không có để ý gì đến kết